'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giải bài toán nâng cao nhận thức toàn dân về chuyển đổi số
Những ngày giáp Tết Giáp Thìn, chuyến xe “Chuyển động số” của Viettel Money đã ghé qua xã Đồng Thắng, tỉnh Bắc Kạn. Khác với cảnh tượng mua bán hàng ngày khi người dân tấp nập trao đổi qua lại tiền mặt, hiện nay, người dân trong xã lại hồ hởi hướng dẫn nhau quét mã QR để thanh toán các giao dịch hàng ngày.
“Tôi thấy trên tivi nói nhiều về thanh toán số, đi chợ chỉ cần mang điện thoại để thanh toán, nhưng thú thực, tôi vẫn loay hoay không biết làm thế nào”, ông Giang, người dân tham dự workshop “Hành trình chuyển động số” chia sẻ.
Để chuyển đổi số không chỉ còn là câu chuyện xa lạ chỉ ở trên tivi, bắt đầu triển khai từ tháng 12/2023, Viettel Money đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thành công 6 workshop “Hành trình chuyển động số”. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, chương trình hội thảo đã đặt chân tới 12 xã thuộc 6 địa phương trên cả nước gồm: Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, thu hút được hàng ngàn người dân quan tâm, tham dự.
Chuỗi workshop với sự tham gia đông đảo của các diễn giả, khách mời uy tín như KOLs Chảo Yến, KOLs Tân Một Cú, diễn viên Kim Oanh, TikToker Anh Dân Tộc, TS. Thành Công đã mang tới nhiều hoạt động tư vấn, giao lưu bổ ích, góp phần giúp người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương.
Chia sẻ về ý nghĩa của chương trình, đại diện Viettel Money cho biết với mục tiêu đồng hành cùng chính quyền địa phương trong chiến dịch Chuyển đổi số quốc gia, doanh nghiệp đã chỉ rõ, nhận thức được vai trò quan trọng để chuyển đổi số thành công, trước tiên là chuyển đổi nhận thức.
Thương hiệu kỳ vọng chuỗi workshop với các phiên đàm thoại chuyên sâu, đã phần nào giúp người dân giải đáp các thắc mắc trong việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Đây cũng dịp để nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của thanh toán không tiền mặt đối với cuộc sống của mỗi người dân nói riêng, với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung.
Các buổi workshop được xây dựng với đa dạng nội dung và phù hợp với nhu cầu của người dân tại từng địa phương. Trong đó, nhiều nội dung mang tính thực tiễn và ứng dụng cao được đưa ra thảo luận như: sự lan rộng và tầm ảnh hưởng của công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày, hướng dẫn quản lý tài chính trong thời đại chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội…
Đặc biệt, Viettel Money còn cung cấp thông tin về các giải pháp tài chính số mới nhất như: thanh toán trực tiếp qua QR code, mua bán trực tuyến đa dịch vụ trên nền tảng ứng dụng, kết nối thanh toán trên nền tảng thương mại điện tử,... từ đó, giúp bà con nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong cuộc sống hàng ngày.
Đưa chuyển đổi số lan tỏa, tác động đến mọi người dân
Trong khuôn khổ buổi hội thảo, các câu chuyện truyền cảm hứng của khách mời, diễn giả, đã tác động tích cực tới người dân tham dự.
“Tôi chưa từng nghĩ sẽ sử dụng mạng xã hội để bán hàng. Gia đình tôi kinh doanh các mặt hàng nông sản, đầu ra chủ yếu vẫn là đổ buôn cho thương lái nhưng thường bị “ép giá” và phụ thuộc vào họ rất nhiều, có khi họ không thu mua hết, nông sản tới mùa thu hoạch không biết tiêu thụ như thế nào. Việc mở rộng, tham gia hoạt động livestream, bán hàng trên đa nền tảng sẽ giúp tôi có thêm nhiều kênh bán hàng, tăng doanh thu và chủ động tìm đầu ra cho nông sản nhà mình”, chị Hồng (Bắc Giang), cho biết.
Không chỉ mở ra cơ hội, việc ứng dụng chuyển đổi số còn mang tới “đòn bẩy” trong kinh doanh, khi người dân biết tận dụng các tính năng tích lũy vào đúng thời điểm. Viettel Money đang đồng hành cùng Chính phủ với các chương trình hỗ trợ vay vốn, không cần thế chấp, giải ngân nhanh, nguồn vốn uy tín và đảm bảo. Điều này rất cần thiết trong việc hỗ trợ người dân khởi nghiệp.
Tuy nhiên, để chuyển đổi số thật sự được lan tỏa và tác động đến người dân còn là một bài toán “khó”. Liên quan tới vấn đề trên, Tân Một Cú - 1 trong những diễn giải cũng chia sẻ quan điểm để người dân tiếp cận với chuyển đổi số cần thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất, giúp họ nhận thấy được lợi ích khi ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong cuộc sống.
Đơn cử, trong việc bán hàng, việc thanh toán bằng điện thoại giúp cả người mua lẫn người bán, với người mua hàng không cần mang theo ví, không sợ rơi, sợ mất ví; còn người bán hàng lại rất tiện lợi và nhanh chóng vì không phải trả lại tiền thừa, tiền lẻ, sợ nhầm lẫn tiền giả…
Nằm trong chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức của người dân, để “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình chuyển đổi số, chuỗi workshop “Hành trình Chuyển động số” đã và đang góp phần hoàn thành sứ mệnh nối liền khoảng cách từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến các vùng hải đảo.
Cũng theo đại diện của Viettel Money, chuỗi workshop “Hành trình Chuyển động số” chính là hành động cụ thể của doanh nghiệp để giúp người dân tiếp cận với thông tin, công nghệ.
“Chúng tôi tin rằng, với nỗ lực của Viettel Money, chuyển đổi số sẽ được lan toả, tác động tới người dân khắp mọi miền Tổ quốc”, đại diện này nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.