'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gần 100 nhà đầu tư đến từ các nước trên thế giới tham dự hội nghị nhà đầu tư năm 2022 do VinaCapital tổ chức tại TP. HCM.
Theo ông Don Lam, CEO và cổ đông sáng lập VinaCapital, tính từ hội nghị gần nhất được đơn vị này tổ chức trực tiếp cách đây ba năm, thế giới đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, có một điều vẫn không thay đổi đó là sức hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam. Không nhiều quốc gia có thể vượt qua đại dịch và hồi phục mạnh mẽ như Việt Nam.
Hội nghị năm nay được tổ chức thành các phiên trao đổi chuyên sâu, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể với phần trình bày của nhiều lãnh đạo cấp cao từ các doanh nghiệp, bao gồm Thế Giới Di Động, Vietjet Air, Hưng Thịnh, ZaloPay, Tiki, Homebase và FINA.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn được đến thăm khu công nghệ cao Sài Gòn, Công ty Phần mềm FPT và tham quan TP. HCM để chứng kiến sự phát triển của đô thị hiện đại.
Các chủ đề chính sẽ được trao đổi tại sự kiện bao gồm: triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán, câu chuyện thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam, cập nhật tình hình hoạt động các quỹ của VinaCapital, năng lượng sạch và các vấn đề an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, đầu tư vào môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG), tiến trình số hóa, đầu tư mạo hiểm, bất động sản và VinaLiving.
Cùng với sự tham dự của đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM, hội nghị còn có sự góp mặt của các diễn giả đến từ các công ty như Bain & Company, Intel, Lego, Heineken, EDF Renewables, COP Vietnam, Bechtel Corporation, JERA, ERM, Vĩnh Hoàn, Timo, VNLife và FPT Information System.
Theo bà Nguyễn Hoài Thu, giám đốc điều hành khối đầu tư chứng khoán và trái phiếu VinaCapital, thị trường chứng khoán còn nhiều rào cản do căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng làm cho giá cả hàng hóa tăng, tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, chứng khoán còn chịu tác động kép từ việc siết chặt quản lý thị trường chứng khoán và trái phiếu. Các tổ chức phát hành khó khăn trong việc phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp bất động sản.
Hàng loạt yếu tố cộng hưởng như trên khiến nhà đầu tư cá nhân hoang mang, thể hiện qua dòng tiền và thanh khoản giảm mạnh trong thời gian gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài cũng đã rút ròng tại thị trường Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bị rút ròng 57 triệu USD. Thanh khoản cũng giảm một nửa so với mức cao nhất của năm 2021.
Tuy nhiên bà Thu nhận định thị trường Việt Nam đang rất rẻ so với khu vực, mức chiết khấu về định giá tính trên P/E tương lai của thị trường Việt Nam đang rẻ hơn so với thị trường Đông Nam Á. Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam được dự báo tăng trưởng 19% năm 2023, cao hơn hẳn các nước trong khu vực.
Một điểm đáng chú ý khác, nếu so sánh Earning Yield, lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) thì hiệu số của 2 tỷ suất đang ở mức cao nhất trong 10 năm. Điều này cho thấy mức độ hấp dẫn tương đối của việc nắm giữ cổ phiếu so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư dài hạn, có tầm nhìn 5-10 năm, đây sẽ là thời điểm hấp dẫn để nắm giữ cổ phiếu, dù trong ngắn hạn là những bất định về địa chính trị, lạm phát tăng cao.
Sức hấp dẫn của Việt Nam, theo ông Andy Ho, CEO Hội đồng Đầu tư của VinaCapital, đến từ tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát đang được kiểm soát tốt. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vẫn đang tăng trưởng mạnh theo xu hướng chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia trong vài năm qua.
Trong ba trụ cột của nền kinh tế là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư công thì tiêu dùng và xuất khẩu được dự báo có thể sụt giảm trong năm 2023 dưới áp lực của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được bù đắp một phần bởi nguồn thu từ du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Đây là nguồn thu đã mất đi từ Covid-19 và đang phục hồi rất chậm trong năm 2022.
Riêng đầu tư công sẽ tăng trưởng mạnh và trở thành động lực chính thúc đẩy kinh tế việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới, qua đó kích thích dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam.
Và VinaCapital dự báo, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay và trở lại mức tăng trưởng 6-7% trong năm 2023.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.