'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile vừa có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tạm dừng cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP).
Được biết các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét cơ sở pháp lý về đề nghị của Vietnamobile.
Trao đổi với VietnamFinance vào sáng 16/8, đại diện Vietnamobile cho biết hiện chưa nắm được thông tin về việc đề nghị dừng cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.
"Mấy hôm nay cũng có nhiều phóng viên hỏi tôi về vấn đề này, tuy nhiên khi liên lạc với bộ phận thực hiện dịch vụ này (chuyển mạng giữ số - PV) thì thấy họ bảo chưa có thông tin gì, hiện dịch vụ vẫn đang được triển khai bình thường", đại diện Vietnamobile nói.
Theo thống kê mới nhất của Cục Viễn thông, tính từ thời điểm bắt đầu triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số (16/11/2018) đến ngày 11/8/2019, Vietnamobile có 69.072 thuê bao đăng ký chuyển đi và chỉ có 4.498 thuê bao đăng ký chuyển đến. Trong đó, số thuê bao chuyển đi thành công là 39.675, còn số chuyển đến mạng Vietnamobile thành công là 948 thuê bao.
Nhà mạng này hiện đang "đội sổ" về tỷ lệ chuyển mạng giữ số khi chỉ đạt 57,7%. Trong khi đó, các nhà mạng khác là Mobifone đạt 74%; Vinaphone đạt 80,3%; Viettel dẫn đầu với tỷ lệ 85,4%.
Theo thống kê, Vietnamobile hiện đang chiếm khoảng 3,6% thị phần thị trường viễn thông Việt Nam, tương đương khoảng 4,5 triệu thuê bao. Đến thời điểm hiện tại, Vietnamobile đã phủ sóng 91,3% dân số (2G), 81,3% dân số (3G) và đã phủ sóng 4G tại 37 tỉnh thành.
Tổng số trạm 3G tính đến thời điểm hiện tại là 7.345 trạm. Để có được kết quả trên, Vietnamobile đã đầu tư 1,196 tỷ USD (tương đương 27.866 tỷ đồng). Trước đó, nhà mạng này từng rót tới 2 tỷ USD để tham gia cuộc chơi viễn thông tại Việt Nam nhưng gặp thất bại.
Tiền thân của nhà mạng này là HT-Mobile được cấp phép từ năm 2006 theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchison (Hong Kong). Đến năm 2009, nhà mạng này đổi tên thành Vietnamobile sau khi chuyển đổi công nghệ. Trong nhiều năm kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Vietnamobile thừa nhận gặp nhiều khó khăn và hiện nay trở ngại lớn nhất chính là băng tần (yếu tố gần như tiên quyết đến sự phát triển của nhà mạng).
Cụ thể, Vietnamobile chỉ có tổng số băng tần 2 x 15MHz (2 x 20 MHz tại khu vực miền Nam), trong khi Viettel có băng tần 2 x 48.2 MHz (2 x 53.2 MHz), Vinaphone có 2 x 43.5 MHz và Mobifone có 2 x 43.3 MHz. Tính chung, dung lượng băng tần của Vietnamobile (40MHz ở khu vực miền Nam và 30 MHz ở miền Bắc và miền Trung) chỉ bằng 1/3 so với các doanh nghiệp lớn.
Theo đại diện của Vietnamobile, chính vì không đủ và hạn chế về băng tần nên đã cản trở nhà mạng thu hút khách hàng mới, cản trở việc khuyến khích sử dụng dữ liệu của thuê bao hiện tại. Đồng thời, việc mạng lưới hoạt động bị hạn chế khiến Vietnamobile không phải là đối thủ cạnh tranh có thể tồn tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.