Cổ phần hóa BSR chịu ảnh hưởng thế nào khi lãnh đạo bị triệu tập?

Kình Dương - 11/09/2017 06:56 (GMT+7)

(VNF) – Niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đối với việc cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang đứng trước thách thức mới khi 4 lãnh đạo của công ty này bị triệu tập liên quan cáo buộc nhận tiền "bất hợp pháp" từ nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu.

VNF
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất - được định giá kỷ lục 3,2 tỷ USD, là doanh nghiệp nhà nước có giá trị định giá lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa

Hôm nay (11/9), 4 lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ tham dự phiên tòa xử đại án OceanBank theo triệu tập từ Hội đồng xét xử, bao gồm: ông Nguyễn Hoài Giang – Chủ tịch BSR, ông Đinh Văn Ngọc – nguyên Tổng giám đốc BSR, ông Vũ Mạnh Tùng – Phó Tổng giám đốc BSR và ông Phạm Xuân Quang - Kế toán trưởng BSR.

Việc triệu tập này là liên quan đến lời khai của bị cáo Nguyễn Minh Thu – nguyên Tổng giám đốc OceanBank rằng các lãnh đạo BSR nhận hàng chục tỷ đồng tiền "chăm sóc khách hàng" – thực chất là chi lãi ngoài – từ OceanBank để duy trì tiền gửi của BSR tại OceanBank.

Cụ thể, tại phiên tòa ngày 9/9, bà Thu cho hay đã đã trực tiếp chi cho 3 khách hàng gồm Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (Vietsovpetro), Công ty Lọc hóa dầu Bình sơn (BSR) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).

Giai đoạn 2012 – 2014, bà Thu khai đã chi cho BSR gần 19 tỷ đồng. Trong đó, mỗi lần chi cho Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Bị cáo Thu cho biết bà đưa cho ông Giang khoảng 7-8 lần.

"Tổng giám đốc là anh Đinh Văn Ngọc, Phó Tổng Giám đốc là anh Tùng nhận khoảng 500 triệu - 1 tỷ đồng mỗi lần. Kế toán trưởng tên Quang từ 300 đến 500 triệu đồng. Số lần bị cáo gặp và làm việc với các anh không khác nhau nhiều lắm", bị cáo Thu nói.

"Đây là lời khai một chiều của bị cáo Thu. Qua trao đổi với các vị lãnh đạo, tôi được biết họ không nhận tiền của Minh Thu", đại diện Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phản hồi về lời khai của nguyên Tổng giám đốc OceanBank.

Đúng, sai hạ hồi phân giải. Nhưng xét ở khía cạnh khác, thông tin 4 lãnh đạo cấp cao của BSR bị triệu tập đến tòa liên quan đến cáo buộc nhận tiền "bất hợp pháp" xảy ra giữa lúc BSR đang gấp rút chuẩn bị cho đợt bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 11 tới đây, rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đặc biệt là niềm tin của nhà đầu tư.

Đợt IPO tới, BSR sẽ chỉ bán 5 – 6% cổ phần. Mục đích của đợt bán này chủ yếu là chuyển đổi BSR từ công ty 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (cổ phần hóa), nên dù thông tin tiêu cực trên ảnh hưởng đến hiệu quả IPO thì BSR vẫn sẽ "gượng gạo" hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa nếu chỉ bán thành công 1 cổ phần.

Thế nhưng, với đợt bán vốn Nhà nước thứ 2 – cực kỳ quan trọng – là bán 36% vốn cho đối tác chiến lược, thông tin triệu tập các lãnh đạo BSR ảnh hưởng rất lớn, bởi thành bại của đợt bán vốn này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài liệu có tin tưởng vào một doanh nghiệp mà lãnh đạo dính bê bối như vậy?

Trong một cuộc họp báo hồi tháng 5 vừa qua, Chủ tịch BSR Nguyễn Hoài Giang nhìn nhận rằng, ngoài diễn biến thị trường tài chính không thuận lợi như thời điểm trước đây (thời điểm mà ông xe ôm, bà bán rau cũng bàn tới chuyện cổ phần, cổ phiếu) thì việc giá dầu thô giảm, và nhất là những bê bối trong ngành dầu khí vừa qua đã tác động, ảnh hưởng tới niềm tin nhà đầu tư.

Đến thời điểm này, chính ông Giang cùng loạt lãnh đạo BSR cũng dính bê bối.

Nhà đầu tư nước ngoài liệu có còn mặn mà với tiến trình cổ phần hóa BSR khi lãnh đạo công ty này dính bê bối?

Minh bạch là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài rất đề cao, cũng là yếu điểm của các doanh nghiệp nhà nước. Điều này mới đây đã được ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhấn mạnh tại hội thảo "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp tổ chức hôm 8/9.

"Để có thể tối đa hóa doanh thu từ cổ phần hóa và tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư, việc cần thiết là phải cho họ thấy được một quá trình cổ phần hóa và thoái vốn minh bạch và cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin có liên quan về doanh nghiệp", ông Adam Sitkoff nhìn nhận.

Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, cũng là một chuyên gia kinh tế, cố TS Alan Phan từng nhấn mạnh rằng, nhiều doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thất bại trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược thông qua IPO chủ yếu là do vẫn tồn tại yếu tố chính trị nằm trong cơ chế quản trị tại các doanh nghiệp.

"Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài rất ngại yếu tố này", cố TS Alan Phan nhận định.

Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.

Đây là doanh nghiệp nhà nước có giá trị định giá lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Được biết, BSR là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động năm 2009 đến tháng 7/2017, tổng doanh thu của BSR đã đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 14.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu của công ty này lại đang sa sút rõ rệt.

Nếu như năm 2013, doanh thu của BSR lên đến 155.000 tỷ đồng thì đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 128.000 tỷ đồng. Năm 2015 giảm xuống còn 96.000 tỷ đồng và về mức 74.000 tỷ đồng trong năm 2016. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2017, doanh thu của BSR ước đạt 40.353 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở thương mại khi không có đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở thương mại khi không có đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.

Phát hiện hóa chất độc hại cao trong sản phẩm của 'đế chế' thời trang Shein

Phát hiện hóa chất độc hại cao trong sản phẩm của 'đế chế' thời trang Shein

(VNF) - Chính quyền Hàn Quốc ngày 28/5 cho biết một vài sản phẩm dành cho trẻ em được bán trên sàn thương mại điện tử Shein của Trung Quốc có chứa chất độc hại với hàm lượng gấp hàng trăm lần so với mức chấp nhận được.

Tương lai rộng mở của thẻ phi vật lý

Tương lai rộng mở của thẻ phi vật lý

(VNF) - Nhiều ngân hàng đang có xu hướng chuyển đổi sang kênh số, trong đó thẻ phi vật lý là một trong các sản phẩm số được khuyến khích và thúc đẩy phát triển hàng đầu hiện nay.

Huyện có quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội, đấu giá đất lên tới 22,5 triệu/m2

Huyện có quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội, đấu giá đất lên tới 22,5 triệu/m2

(VNF) - UBND huyện Phú Xuyên đã đấu giá thành công 21 lô đất với các mức giá giao động từ 13,7 - 22,5 triệu đồng/m2.

Chi trả 2,72 tỷ đồng bảo hiểm cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Chi trả 2,72 tỷ đồng bảo hiểm cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

(VNF) - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho hay, tính đến ngày 28/05/2024 đã có 4 công ty bảo hiểm báo cáo có khách hàng tham gia bị thiệt hại trong vụ cháy nhà ở phố Trung Kính, với tổng số tiền bảo hiểm chi trả là 2,72 tỷ đồng

Chân dung tân Phó Chủ tịch HĐQT LPBank Lê Minh Tâm

Chân dung tân Phó Chủ tịch HĐQT LPBank Lê Minh Tâm

(VNF) - Ông Lê Minh Tâm - Thành viên độc lập Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank)vừa được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT nhà băng này.