Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) đạt hơn 1.439 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ hoạt đông khai thác cảng đạt hơn 1.235 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động logistics đạt hơn 203 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt ghi nhận 388 tỷ đồng và 350 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng ở mức 38% và 39%.
GMD lên 2 kịch bản kinh doanh cho năm 2021. Ở kịch bản trung bình, doanh thu hợp nhất và lãi trước thuế của công ty dự kiến lần lượt đạt 2.700 tỷ đồng và 630 tỷ đồng, tương đương tăng 4% và tăng 23% so với mức thực hiện năm 2020.
Ở kịch bản lạc quan, doanh thu hợp nhất mục tiêu nhỉnh hơn ở mức 2.800 tỷ đồng, lãi trước thuế mục tiêu là 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 37% so với mức thực hiện năm 2020.
Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, GMD đã hoàn thành từ 51-53% kế hoạch về doanh thu và 55-62% kế hoạch về lợi nhuận.
Thời gian tới, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) kỳ vọng sẽ là giai đoạn tăng trưởng mới đối với nhóm cảng tại Hải Phòng. Tại khu vực này, GMD đang vận hành 3 cảng sông là cảng Nam Hải, Nam Hải Đình Vũ và Nam Đình Vũ. Trong đó cảng Nam Đình Vũ với vị trí địa lý thuận lợi nằm sát cửa biển, độ sâu luồng nước lớn kỳ vọng là động lực tăng trưởng quan trọng của GMD với tổng công suất thiết kế lên đến 1,5 triệu TEU (chia làm 3 giai đoạn).
Bên cạnh đó, những hạn chế về luồng nước tại cảng Lạch Huyện và dự thảo quy hoạch mới dự kiến sẽ giúp giảm thiểu áp lực cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng. Đây là cơ hội để GMD khởi động lại kế hoạch đầu tư các giai đoạn tiếp theo tại cảng Nam Đình Vũ - VCBS nhận định.
VCBS cũng kỳ vọng, việc cảng Gemalink bắt đầu đem về lợi nhuận trong nửa cuối năm sẽ đóng góp đáng kể cho lợi nhuận hợp nhất. Theo đó, từ tháng 5/2021, cảng Gemalink đã bắt đầu vượt qua điểm hòa vốn và dự kiến đem về lợi nhuận trong 2 quý cuối năm 2021. Giai đoạn 2 của dự án dự kiến cũng sẽ được triển khai ngay từ cuối năm nay.
Doanh nghiệp cảng biển này cũng có kế hoạch tăng cường đầu tư hạ tầng logistics tại Miền Nam. GMD dự kiến đẩy mạnh kế hoạch đầu tư thêm đội tàu sông, các bến thủy, ICDs, trung tâm logistics tại khu vực phía Nam nhằm xây dựng chuỗi giá trị đầy đủ và tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho hệ thống cảng của doanh nghiệp.
VCBS đánh giá, với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong các tháng cuối năm và giá thị trường của cổ phiếu GMD đã phản ánh phần nào triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 1 năm tới, công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu GMD, mức định giá hợp lý là 53.897 đồng/cổ phiếu, cao hơn 2,2% so với thị giá hiện nay.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mới đây, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) đã thông qua kế hoạch đầu tư đội tàu container đầy tham vọng trong giai đoạn 2021 - 2024 với việc gia tăng tổng trọng tải đội tàu thêm 55%. Cụ thể, HAH có kế hoạch đầu tư thêm 3 - 4 tàu mới với tổng trọng tải khoảng 6.000 TEU, bổ sung thêm 55% trọng tải của đội tàu hiện tại.
Trong đó, doanh nghiệp dự kiến đóng mới 1 hoặc 2 tàu trọng tải 1.800 TEU theo mẫu “SDARI Bangkok Max IV”. Dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2023 - 2024, vì khối lượng tàu đặt hàng đang tăng nhanh trong toàn ngành.
Đồng thời, HAH có kế hoạch mua 2 tàu cũ trọng tải 1.000 - 1.500 TEU. Hai tàu này sẽ được sử dụng cho các tuyến nội địa ngắn (Miền Trung/Cái Mép đến TP.HCM) hoặc các chặng nội Á (Hải Phòng đến Hồng Kông/Miền Nam Trung Quốc).
Nguồn vốn có thể được huy động từ các nguồn vay và các phương thức tài trợ khác. Doanh nghiệp cũng có thể phát hành tăng vốn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của HAH đang mở rộng rất nhanh. SSI ước tính tổng vốn đầu tư có thể lên tới 2.000 tỷ đồng.
SSI cho rằng, đây là một bước chuyển trong chiến lược của doanh nghiệp hướng đến đẩy mạnh mở rộng mảng vận tải biển nhằm tận dụng các điều kiện thuận lợi của thị trường. Tuy nhiên, mức độ thành công của kế hoạch này vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư, đơn cử như về thời điểm và hiệu quả đầu tư của kế hoạch này bởi mức giá cước cao như hiện nay khó có thể bền vững.
Theo dự báo của SSI, trong thời gian tới, triển vọng giai đoạn 2022 - 2023 khá tươi sáng, do HAH đã chốt được mức giá cước cao trong các hợp đồng thuê tàu dài hạn. Bất chấp sự bùng phát của dịch Covid-19 và tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam, HAH đã tìm được cách để vượt qua khó khăn bằng cách đưa đội tàu ra thị trường quốc tế.
Do đó, SSI tăng ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) lên 330 tỷ đồng (tăng 139% thực hiện năm ngoái) trong năm 2021 và 566 tỷ đồng (tăng 71% cùng kỳ năm trước) trong năm 2022, cao hơn lần lượt 18% và 67% so với ước tính trước đó của SSI.
Hiện SSI tiếp tục khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH, và nâng giá mục tiêu 1 năm thêm 40% lên 78.400 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này áp dụng hệ số P/E mục tiêu thấp hơn là 8 lần để phản ánh mức giá cước vận tải cao thời điểm hiện tại có thể không bền vững trong dài hạn.
Năm 2021, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.440 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với thực hiện năm ngoái.
Kế hoạch này dựa trên việc bàn giao các sản phẩm của các dự án Nam Vĩnh Yên, Gateway, CSJ và Victory City Vị Thanh và chuyển nhượng quỹ đất của dự án Đại Phước trong năm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của DIG đạt hơn 1.116 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh hơn ở mức 48%, đạt hơn 119 tỷ đồng và hoàn thành hơn 8% kế hoạch cả năm.
Được biết, DIG đã phát hành xong 15 triệu cổ phiếu ESOP cho 129 người lao động. Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành tăng từ hơn 409 triệu đơn vị lên hơn 424 triệu đơn vị. Với giá bán 15.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền mà DIG huy động được trong đợt phát hành này là 225 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, năm 2021, DIG dự kiến phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phần chào bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu, hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 1.500 tỷ đồng, sẽ được dùng đầu tư vào dự án khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.
Ngoài ra, DIG cũng có kế hoạch phát hành trái phiếu mới trị giá 2.000 tỷ đồng, vay ngân hàng với hạn mức tín dụng tối đa là 3.900 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng để giải phóng mặt bằng cho các dự án Bắc Vũng Tàu, Long Tân – Nhơn Trạch, đây đều là những dự án trong điểm của DIG trong 3-5 năm tới.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) kỳ vọng các dự án hạ tầng như cầu Cát Lái, đường vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi được triển khai sẽ tăng giá trị các dự án mà DIG đang và sắp triển khai tại Đại Phước, Long Tân và Vũng Tàu.
Trên thị trường, mức Stock Rating của DIG ở mức 91 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của DIG vượt mức kháng cự 35.300 đồng/cổ phiếu và đạt mức cao nhất 52 tuần. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mặt bằng cao và chưa có dấu hiệu suy yếu. Xu hướng ngắn hạn của DIG được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.