Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) khuyến nghị theo dõi dành cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) với giá mục tiêu 13.800 đồng/cổ phiếu cho năm 2021, tương đương tỷ lệ sinh lời 18% so với giá đóng cửa cuối tuần qua.
Mức giá mục tiêu được đưa ra dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP), trong đó EV/EBITDA trung bình của các mảng điện khí, điện than và thủy điện lần lượt là 5,8 lần, 5,1 lần và 9 lần.
Năm 2021, BSC dự báo kết quả kinh doanh của POW lần lượt đạt 29.018 tỷ đồng (giảm 2,4% so với năm 2020) và 3.085 tỷ đồng, tăng 15,9% cùng kỳ với các giả định, gồm giá bán điện hợp đồng mới của NT2 với EVN giảm 35 đồng/kWh; hoàn nhập khoản dự phòng nợ xấu 370 tỷ đồng của EPTC trong năm 2020; sản lượng mảng thủy điện tăng 16% cùng kỳ nhờ chu kỳ thủy văn thuận lợi và POW hoàn tất thoái vốn Công ty Cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí (UPCoM: PVM) trong quý I/2021, đem lại khoản doanh thu tài chính 354 tỷ đồng (tương ứng với 13% lợi nhuận sau thuế năm 2020).
Về quan điểm đầu tư, BSC cho rằng, sản lượng điện được huy động của POW sẽ duy trì ổn định trong dài hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, dòng tiền ổn định giúp POW trả nợ các khoản nợ vay, qua đó giảm chi phí tài chính đối với POW. Tuy nhiên, cũng tồn tại rủi ro về sản lượng các mảng nhiệt điện khí và than có thể tiếp tục giảm sút trong tương lai do chịu sự cạnh tranh của mảng điện năng lượng tái tạo.
Kết thúc quý I/2021, POW ghi nhận 7.661 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 4% so với cùng kỳ do sản lượng điện của mảng điện khí giảm mạnh (giảm 26% cùng kỳ), khiến cho tổng sản lượng được huy động trong kỳ chỉ đạt 4,6 tỷ kWh (giảm 12%).
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 566 tỷ đồng, tăng 12% cùng kỳ do chi phí lãi vay trong kỳ giảm còn 109 tỷ đồng (giảm 47% cùng kỳ).
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) vừa công bố doanh thu quý I/2021 đạt 836 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế sau cổ đông thiểu số đạt 205 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, KDH đã hoàn thành 18% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Được biết, năm 2021, KDH đặt kế hoạch tăng trưởng nhẹ với 4% doanh thu và 6% lợi nhuận. Trong đó, việc bàn giao dự án Lovera Vista sẽ là yếu tố then chốt cho kết quả năm 2021. Còn ở quý I vừa qua, việc bàn giao các sản phẩm còn lại tại hai dự án Safira và Verosa Park (khoảng 10% tổng sản phẩm) là động lực chính cho kết quả kinh doanh tích cực nêu trên.
Thời gian tới, KDH dự kiến sẽ tung ra thị trường ba dự án bao gồm Armena, Clarita và căn hộ tại Bình Tân. Theo ban lãnh đạo, KDH sẽ mở bán các dự án này từ quý IV/2021 đến năm 2022.
Trên thị trường, KDH đang giao dịch ở mức P/E là 17,2 lần, thấp hơn mức P/E trung bình ngành bất động sản là 22,2 lần cho thấy cổ phiếu này vẫn có mức định giá hấp dẫn.
Đồ thị giá của KDH đạt mức cao nhất 52 tuần và thoát khỏi mô hình chữ nhật với khối lượng giao dịch tăng đột biến trong phiên 27/5. Đaồng thời, đồ thị giá đã vượt qua mức mục tiêu ngắn hạn 36.830 đồng, nhưng mức kháng cự kế tiếp mà đồ thị giá đối mặt là mức 41.000 đồng, tức là tỷ lệ sinh lời ngắn hạn là 5,13% cho nên Yuanta cho rằng, các nhà đầu tư cần hạn chế việc mua đuổi và ưu tiên cho chiến lược nắm giữ.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (HoSE: GEX) đã công bố tài liệu đại hội cổ đông, bao gồm kế hoạch năm 2021 với doanh thu 28.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.285 tỷ đồng, lần lượt tăng 59% và 8% so với thực hiện năm 2020.
Năm 2021, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế của GEX đạt là 1.100 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi đánh giá lại ước tính bất thường và khoản khấu hao lợi thế thương mại từ việc hợp nhất với VGC, VCSC ước tính lợi nhuận sau thuế có thể đạt 2.100 tỷ đồng.
Hiện nay, GEX đề xuất mức cổ tức năm 2020 là bằng cổ phiếu là 9% (dựa trên số cổ phiếu sau khi tăng vốn) cũng như cổ tức năm 2021 là 10%. Tuy nhiên, doanh nghiệp không cho biết đây là tiền mặt hay cổ phiếu.
Theo tài liệu cổ đông, GEX dự kiến sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn cổ phần, phát hành 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn cổ phần từ 4.900 tỷ đồng lên 7.800 tỷ đồng. Giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 18% so với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là 14.710 đồng tính đến ngày 31/3/2021.
Trong đó, phương thức phát hành sẽ thông qua phát hành quyền mua với tỷ lệ 10:6 (cứ 10 cổ phiếu hiện hữu thì có 6 cổ phiếu mới). Dựa trên giả định của GEX rằng giá cổ phiếu là 22.000 đồng/cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu điều chỉnh (giao dịch không hưởng quyền lý thuyết) sẽ là 18.250 đồng/cổ phiếu.
Thời gian tới, GEX có kế hoạch mua thêm cổ phần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL), một doanh nghiệp cho thuê khu công nghiệp để nắm quyền chi phối từ tỷ lệ sở hữu hiện tại là 25%.
Ngoài ra, GEX muốn tiến hành IPO cho các công ty con của PXL dựa trên giả định rằng GEX vẫn sở hữu cổ phần chi phối. VCSC hiện đang đưa ra đánh giá khả quan dành cho GEX với giá mục tiêu 30.000/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự kiến là 11,7%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.