Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa nâng giá mục tiêu thêm 11,1%, lên 108.900 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB).
VCSC cho biết, việc nâng giá mục tiêu là do định giá cao hơn đến từ phương pháp thu nhập thặng dư từ mức tăng tổng cộng 1,2% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số cho giai đoạn 2021-2025; đồng thời, mức giảm trong chi phí vốn chủ sở hữu dự báo từ 13% còn 12,5% và tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2022.
Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận P/B mục tiêu cũng có mức định giá cao hơn do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu của VCSC đến giữa năm 2022 và ROE trung bình cao hơn; tuy nhiên, VCSC sử dụng tỷ lệ P/B mục tiêu thấp hơn cho VCB từ 3,24 lần trước đây xuống 3,13 lần để điều chỉnh cho giả định tăng vốn vào năm 2022.
Công ty chứng khoán này cập nhật giả định cho đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu VCB thông qua phát hành công khai/riêng lẻ sẽ diễn ra vào năm 2022 với giá 95.000 đồng/cổ phiếu (so với giả định trước đây 337,5 triệu cổ phiếu với giá 80.000 đồng/cổ phiếu).
Mặc dù điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2021 xuống 0,7% chủ yếu do chi phí dự phòng gia tăng 28,2%, tuy nhiên VCSC nâng dự báo lợi nhuận này giai đoạn 2022-2025 lên 1,9%, một phần do giả định tăng trưởng tín dụng cao hơn, khi VCB tăng vốn thành công vào năm 2022.
VCSC dự báo VCB sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong giai đoạn 2022-2025; ROE và ROA dự phóng năm 2021 lần lượt là 22,7% và 1,64% so với mức trung bình của các ngân hàng khác là 19,5% và 1,89%.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam là cổ phiếu dẫn đầu tăng trưởng ngắn và trung hạn trong nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Trên thị trường, đồ thị giá của VIB đạt mức cao nhất 52 tuần và chỉ số sức mạnh giá đạt mức 96 điểm cho nên Yuanta đánh giá dư địa tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn trong ngắn và trung hạn.
Theo hệ thống định lượng của công ty chứng khoán này, mức mục tiêu kỳ vọng ngắn hạn của VIB là 66.770 đồng/cổ phiếu và xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuatan khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu VIB với mức mục tiêu kỳ vọng là 66.770 đồng.
Kết thúc quý I, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt 3.502 tỷ đồng, trong đó thu phí đạt 609 tỷ đồng, chiếm 18% tổng doanh thu; lợi nhuận trước thuế đạt 1.807 tỷ đồng, tăng trưởng 68%, ROE đạt 31%, mức cao nhất trong ngành, hệ số chi phí trên doanh thu về 39%.
Tại ngày 31/3/2021, tổng tài sản của VIB đạt gần 260 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng đạt 180 nghìn tỷ đồng. Dư nợ bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng và đóng góp đến trên 85% tổng dư nợ. Số dư huy động đạt hơn 185 nghìn tỷ, trong đó số dư CASA của phân khúc bán lẻ tăng trưởng ấn tượng 23% chỉ trong một quý.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, VIB đã thống nhất thông qua phương án tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu.
Vốn điều lệ dự kiến sau các phương án tăng vốn này là khoảng 16.000 tỷ đồng, đảm bảo tối ưu cho sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong năm 2021 và đáp ứng các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, quý I/2021, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) ghi nhận doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 600 tỷ đồng, tăng lần lượt 3,6 lần và 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức lợi nhuận cao nhất theo quý trong vòng 10 năm.
Được biết, sự tăng trưởng doanh thu quý I chủ yếu từ hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp tăng 325% so với cùng kỳ, chiếm 90% tổng doanh thu. Cụ thể, KBC bàn giao 66,6 ha diện tích đất khu công nghiệp (tăng 359% so với cùng kỳ), trong đó 82% đến từ khu công nghiệp Quang Châu (33 ha) và khu công nghiệp Tân Phú Trung (22 ha).
Đáng chú ý, sau thời gian thủ tục kéo dài, khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh đã bắt đầu ghi nhận lợi nhuận với hơn 10,4 ha đất bàn giao, đóng góp 16% doanh thu cho thuê đất trong quý.
SSI ước tính, năm 2021, hoạt động cho thuê đất khu công nghiệp tại khu công nghiệp Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung, cùng với bán đất khu đô thị Phúc Ninh và khu đô thị Tràng Duệ sẽ là động lực tăng trưởng chính cho KBC.
Đặc biệt là khi khu công nghiệp Quế Võ và khu công nghiệp Tràng Duệ đã lấp đầy hết. Do đó, SSI ước tính doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp là 5.600 nghìn tỷ đồng (tăng 161% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 1.800 tỷ đồng (tăng 475% so với cùng kỳ).
Ước tính của SSI thấp hơn kế hoạch của KBC, chủ yếu do công ty chứng khoán này giả định cẩn trọng hơn với việc bàn giao 150 ha đất khu công nghiệp và 7 ha đất khu đô thị trong năm 2021.
Năm 2022, các khu công nghiệp kể trên tiếp tục là động lực tăng trưởng doanh thu chính với dự án khu công nghiệp Tràng Duệ - giai đoạn 3 có thể bắt đầu đóng góp lợi nhuận.
Ngoài ra, chúng tôi ước tính KBC sẽ bán một phần khu đô thị Tràng Cát cho nhà đầu tư thứ cấp. Với quy mô rất lớn, việc bắt đầu triển khai kinh doanh dự án này sẽ có thể đóng góp đáng kể cho doanh nghiệp.
Do đó, doanh thu cốt lõi của KBC có thể ở mức cao với 9.400 tỷ đồng (tăng 68% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 3.800 tỷ đồng (tăng 108% so với cùng kỳ).
Ở mức giá 33.100 đồng/cổ phiếu (kết phiên giao dịch 27/5), KBC giao dịch ở mức P/E và P/B 2021 lần lượt là 11,6 lần và 1,4 lần; còn P/E và P/B 2022 là 5,6 lần và 1,1 lần, chưa tính đến kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu (khoảng 21% số lượng cổ phiếu đang lưu hành).
Giá mục tiêu mà SSI đưa ra là 44.100 đồng/cổ phiếu, tức tiềm năng tăng giá 32%. Do đó, SSI khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC, tuy nhiên cũng lưu ý rủi ro chính đối với khuyến nghị này là dịch bệnh có thể bùng phát kéo dài hơn dự kiến ở Bắc Giang và Bắc Ninh, dẫn đến việc bàn giao đất chậm hơn dự kiến tại các dự án trọng điểm nêu trên.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.