Công an TP. HCM đề nghị truy tố hàng loạt nguyên lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn
Trần Lê -
08/01/2024 13:52 (GMT+7)
(VNF) - Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đề nghị truy tố 8 bị can là nguyên lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco).
Trụ sở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco
Các bị can bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
8 bị can bao gồm: Nguyễn Tín Trung (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Resco), Nguyễn Phước Ngọc (Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH MTV kinh doanh và quản lý nhà thành phố; nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Resco), Võ Hữu Hải (nguyên thành viên Hội đồng Thành viên Resco), Nguyễn Thị Thúy Hằng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc 8, nguyên thành viên Hội đồng Thành viên Resco), Đỗ Văn Phúc (nguyên thành viên Hội đồng Thành viên Resco), Trần Công Đức (nguyên thành viên Hội đồng Thành viên Resco), Hoàng Hải Đăng (nguyên Phó tổng giám đốc Resco), Nguyễn Đình Phú (nguyên Phó tổng giám đốc Resco).
Resco có 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP. HCM. Resco còn là chủ đầu tư, tham gia đầu tư nhiều công trình cao ốc văn phòng, khu dân cư thương mại có vị trí đắc địa trên địa bàn TP. HCM.
Tính đến thời điểm khởi tố, Cơ quan tiến hành tố tụng tại TP. HCM đã làm rõ sai phạm do chuyển nhượng hai mặt bằng ở 299/18 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11; mặt bằng 682 Hồng Bàng, phường 1, quận 11 gây thiệt hại cho nhà nước.
Theo kết luận điều tra, năm 2010, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chuyển đổi thành Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (viết tắt là Resco), chủ sở hữu là UBND TP. HCM.
Năm 2010, UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương giao Resco thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây.
Để có nguồn vốn thực hiện dự án, UBND TP. HCM đã chấp thuận cho Resco chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án Rạch Ụ Cây thay vì phải nộp vào ngân sách thành phố.
Đầu tháng 1/2013, Resco có công văn gửi UBND TP. HCM đề xuất cho phép Resco chuyển nhượng quyền sử dụng đất các mặt bằng hoàn vốn đầu tư dự án Rạch Ụ Cây giai đoạn 1 cho các đơn vị thành viên Resco và được UBND TP. HCM chấp thuận.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 -2016, khi tổng công ty được UBND TP. HCM có quyết định phê duyệt đơn giá thu tiền sử dụng đất và giao 10/15 mặt bằng cho Resco chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng theo quy hoạch của UBND thành phố, nhưng Resco không thực hiện mà chuyển nhượng các mặt bằng nêu trên.
Cụ thể, Resco không thực hiện đầu tư khai thác kinh doanh mà chuyển nhượng mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt cho Công ty cổ phần Địa ốc 7 (có 20% vốn góp của Resco) với giá 38 tỷ đồng và chuyển nhượng mặt bằng tại 682 Hồng Bàng cho Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Nam Việt (có 20% vốn của Resco) với giá 22 tỷ đồng, không thông qua đấu giá, không đúng với chỉ đạo của UBND TP. HCM (chỉ cho chuyển nhượng cho công ty thành viên).
Điều này dẫn đến thất thoát cho Resco tại thời điểm chuyển nhượng là 2 tỷ đồng đối với mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt và 1,7 tỷ đồng đối với mặt bằng 682 Hồng Bàng.
Sau khi Resco chuyển nhượng 2 mặt bằng trên thì Văn phòng đăng ký đất đai TP. HCM đã làm thủ tục cập nhật Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Địa ốc 7 đối với mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt và cập nhật cho Công ty Cổ phần xây dựng địa ốc Nam Việt đối với mặt bằng 682 Hồng Bàng.
Sau khi có cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định trên, Công ty Cổ phần Địa ốc 7 và Công ty Cổ phần xây dựng địa ốc Nam Việt đã chuyển nhượng cho các cá nhân không còn thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Hành vi của các cá nhân thuộc Resco đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.
(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.
(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.
(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.
(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.
(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Sau khi được điều chỉnh tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/2024, những người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3 từ ngày 1/7/2025.
(VNF) - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng Đoàn đàm phán của Chính phủ về thỏa thuận thương mại với Mỹ, trong đó có vấn đề chính sách thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Mặc dù diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn, tỉnh Cao Bằng vẫn không bị sáp nhập, nằm trong trường hợp đặc biệt của Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phê duyệt.