Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Dale Schilling - Giám đốc điều hành Hillridge giải thích, Cách xây dựng các sản phẩm là chúng tôi thông qua sử dụng các công nghệ để tiếp cận và đo lường các diễn biến thời tiết. Thông qua nền tảng trực tuyến, nông dân trực tiếp lấy báo giá bảo hiểm qua mạng dựa trên dữ liệu thực tế, chọn gói bảo hiểm phù hợp với quy mô nông trại. Giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ được xác định trước khi thời hạn bảo hiểm bắt đầu và người dân chỉ phải thanh toán khi các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng. Nhà nông sẽ được hưởng bảo hiểm chi trả đến 75% giá trị nông sản, nếu trong thời gian đăng ký, lượng mưa tại khu vực sản xuất nông nghiệp của họ giảm xuống mức hạn hán trong 10 năm, dựa theo số liệu về lượng mưa từ bộ dữ liệu thời tiết vệ tinh toàn cầu CHIRPS.
- Lợi thế của các sản phẩm bảo hiểm công nghệ số là gì thưa ông?
Ông Dale Schilling: Lợi thế lớn nhất là chi phí thấp và người nông dân ở bất cứ đâu, canh tác theo quy mô nào cũng có thể tiếp cận được. Khi nói đến các sản phẩm số hoá có nghĩa là tự động hoá và sẽ có ít sự tiếp xúc của con người hơn, làm giảm phát sinh thêm chi phí.
Nếu trước đây, nông dân sản xuất quy mô nhỏ không thể tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm tài chính như những doanh nghiệp lớn thì nay công nghệ cho phép chúng ta tiếp cận được nhiều hơn các nhóm khách hàng quy mô khác nhau.
Dù là các nông hộ nhỏ, hợp tác xã hay các doanh nghiệp lớn thì cũng đều có những mối quan tâm tương tự nhau là công cụ bảo vệ trước những rủi ro về thời tiết. Công nghệ số đã cho ra đời cách thức bảo hiểm và phương thức triển khai hay đền bù đều dựa trên dữ liệu số.
- Ở Việt Nam, đa số là các nông hộ nhỏ, có ít cơ sở có quy mô lớn có đủ tài chính cho chi phí bảo hiểm. Vậy, đâu là những loại cây mà các bảo hiểm nông nghiệp như hạn hán có thể tập trung khai thác dịch vụ?.
Ông Dale Schilling: Trong ứng dụng của chúng tôi có danh sách nhiều loại cây trồng như cà phê, sầu riêng, cacao, bưởi v.v và sẽ không có một hạn chế nào cả. Ở Tây Nguyên có các cây trồng như cà phê, ca cao, sầu riêng và tiêu. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất nông nghiệp rất lớn của cả nước với cây lúa và nhiều loại cây ăn quả. Nền tảng công nghệ số cho phép DN tiếp cận với tất cả khách hàng với nhiều loại đối tượng cây con khác nhau.
- Trước đây, nhiều mô hình bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam đã thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là người nông dân chưa thấy các dịch vụ tài chính phù hợp với họ?. Liệu đây đã là thời điểm phù hợp để phát triển các sản phẩm tài chính phục vụ nông nghiệp như bảo hiểm hay chưa?.
Ông Dale Schilling: Những trường hợp thất bại như vậy tôi nghĩ là do các mô hình được phát triển ở phương Tây, Mỹ, Úc khi đưa vào Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp, đặc biệt là với đặc thù của nông nghiệp Việt Nam. Với công nghệ số, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận sản phẩm khác biệt. Như sản phẩm bảo hiểm thời tiết, chúng ta biết rằng thời tiết thì đều ảnh hưởng đến nông nghiệp nhưng nó sẽ có những mức độ ảnh hưởng khác nhau và hậu quả khác nhau nên chỉ có công nghệ số mới cho phép xây dựng từng hợp đồng riêng phù hợp cho mỗi người nông dân theo từng loại cây con, quy mô và thời điểm.
Chúng tôi hy vọng với cách tiếp cận mới thông qua nền tảng công nghệ số sẽ hiệu quả đối với đặc thù Việt Nam và chúng tôi sẽ tinh chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Đa số các hộ nông dân Việt Nam đa số đều canh tác và bán hàng theo cách truyền thống. Với họ, việc sử dụng các sản phẩm tài chính như người nông dân ở các quốc gia tiên tiến. Sau hàng chục năm phát triển, theo ông, đã đến thời điểm nông dân Việt Nam có nhu cầu về sản phẩm tài chính đủ lớn để các doanh nghiệp khai thác?
Ông Dale Schilling: Tôi nghĩ, đây là thời điểm hoàn toàn phù hợp, ở các thị trường như Mỹ hay Úc… chúng tôi có những sản phẩm cho người nông dân như hợp đồng kỳ hạn (forward selling), họ thu được rất nhiều lợi nhuận khi bán hàng kỳ hạn, tuy nhiên thì rủi ro cũng tăng do vậy họ cần bù trừ bằng biện pháp phòng vệ như bảo hiểm.
Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều cơ hội để đầu tư ở Việt Nam vào thời điểm này. Chúng tôi đã hợp tác với một hợp tác xã ở Bình Phước. Trước đây, họ chỉ là một nông hộ sản xuất và trồng sầu riêng nhưng họ thấy rằng có thể thu được lợi nhuận gấp đôi nếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, họ không thể làm một mình mà phải lập hợp tác xã và đầu tư nhiều vào công nghệ, có các dịch vụ logistic và hợp đồng bảo hiểm nữa. Và với sự hỗ trợ của các đối tác dịch vụ, cơ sở nông nghiệp đã rất thành công.
Tôi nghĩ rằng thị trường tại Việt Nam và nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt đến mức độ chín muồi để có thể phát triển những sản phẩm tài chính như bảo hiểm và nhiều sản phẩm khác.
Chúng ta thấy rằng người nông dân bây giờ phải quan tâm đến nhiều khía cạnh, ngoài sản xuất ra phải bán hàng, marketing, vận hành, quản lý nhân sự và cả quản lý rủi ro, họ hoạt động như một giám đốc điều hành cho chính công ty của họ.
Đối với bảo hiểm nông nghiệp, nếu muốn thúc đẩy phát triển để hỗ trợ nông dân, chính phủ có thể trợ cấp một phần. Tôi hy vọng, chính phủ có thể cân nhắc mở rộng trợ cấp đó cho tất cả các loại hàng hoá cây trồng, nông nghiệp cho nông dân. Điều này rất quan trọng đối với người nông dân, giúp họ tự tin hơn và giảm chi phí khi mua bảo hiểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.