Công nghiệp xanh bùng nổ, Trung Quốc 'chưa kịp mừng đã lo'

Thanh Tú - 01/04/2024 23:37 (GMT+7)

(VNF) - Sự tăng trưởng nhanh chóng trong “ba lĩnh vực mới” của Trung Quốc, bao gồm xe điện (EV), pin lithium-ion và tấm pin mặt trời, đối mặt với tình trạng dư thừa công suất trong khi nhu cầu trong nước vẫn còn yếu.

Bùng nổ công nghiệp xanh

Không nản lòng trước tình trạng dư thừa công suất đang gia tăng và không bị cản trở bởi loạt rủi ro từ các lệnh hạn chế thương mại do phương Tây áp đặt, ông Wang Rongshuo vẫn quyết định làm ăn lớn trong năm nay bằng việc thúc đẩy “tổng lực” hoạt động kinh doanh của mình trong ngành năng lượng.

Nhiều nước lo ngại làn sóng xuất khẩu xe điện ồ ạt của Trung Quốc.

Ông Wang là người sáng lập công ty Công nghệ xanh Quảng Đông Yangshuo, có trụ sở tại trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc

Trụ sở chính của công ty này đã tăng gấp đôi quy mô vào năm ngoái, nhưng ông nói rằng nó vẫn đang trên đà phát triển. Nhu cầu ngày càng tăng về tấm pin mặt trời và cơ sở hạ tầng năng lượng gió đã biến một công ty nhỏ với vài chục nhân viên lên thành một công ty có hàng trăm nhân viên chỉ trong vài năm ngắn ngủi.

Và con số đó thậm chí còn chưa bao gồm hàng nghìn công nhân mà ông đã ký hợp đồng tại các công trường xây dựng trên khắp đất nước, từ các vùng ven biển phía đông đến sa mạc Gobi phía tây.

Sự tự tin tăng cao của ông Wang bắt nguồn từ việc lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng mới, bao gồm xe điện (EV), pin lithium-ion và tấm pin mặt trời – được gọi là “ba lĩnh vực mới”. Trước đó, “ba trụ cột” xuất khẩu cũ bao gồm quần áo, đồ gia dụng và đồ nội thất.

“Những đột phá về công nghệ trong năng lượng mới rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc”, ông Wang cho hay.

Quan điểm của ông lặp lại quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng “lực lượng sản xuất” mới có chất lượng vào thời điểm mà những trở ngại sau đại dịch và tranh chấp song phương đã có tác động quá lớn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

Dư thừa công suất

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự tăng trưởng nhanh chóng trong “ba lĩnh vực mới” có vẻ không bền vững, do tình trạng dư thừa công suất đã xuất hiện ở các lĩnh vực sản xuất liên quan trong khi nhu cầu trong nước vẫn còn yếu.

Điều này đã khuyến khích các công ty như của ông Wang hướng tới thị trường nước ngoài trong khi vẫn mở rộng ở trong nước.

“Trước khi đất nước có thể đạt được những đột phá về năng lượng sạch và cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhiều công ty sẽ tiếp tục đầu tư và khám phá thêm thị trường. Nếu không, họ sẽ khó tồn tại nếu chỉ dựa vào thị trường nội địa”, ông Wang giải thích và cho biết thêm rằng ông có kế hoạch khám phá thị trường Mexico trong năm nay.

Công ty của ông Uwang cung cấp một loạt dịch vụ, bao gồm xây dựng các nhà máy năng lượng mới quy mô lớn cũng như các nhóm lắp đặt chuyên về quang điện, lưu trữ năng lượng, tích hợp cơ sở hạ tầng năng lượng gió và các lĩnh vực năng lượng mới khác.

Năm 2020, công ty của ông Wang có công suất lắp đặt tích lũy là 1,1 gigawatt, tương đương 5,2 tỷ kilowatt giờ điện, tương đương với lượng điện được tạo ra bởi 2 triệu tấn than. Kể từ đó, những con số đó lần lượt tăng lên 3,6 gigawatt, 102 tỷ kilowatt giờ và 88,9 triệu tấn.

Trong khi đó, Tập đoàn Rhodium cảnh báo rằng tỷ lệ sử dụng công suất tấm silicon ở Trung Quốc đã giảm xuống 57% vào năm 2022 từ mức 78% vào năm 2019, trong khi sản lượng pin lithium-ion đạt gấp 1,9 lần khối lượng pin lắp đặt trong nước.

Đối đầu thương mại

Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ từ Mỹ và Liên minh châu Âu, những nước đã nhiều lần nêu lên mối lo ngại rằng các công ty trong nước của họ đang bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc khi các nhà sản xuất nước này coi thị trường nước ngoài là phương tiện giúp họ hấp thụ năng lực dư thừa.

Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ từ Mỹ và Liên minh châu Âu.

Các nhà phân tích của Rhodium cho biết: “Điều này đặt Trung Quốc, EU và Mỹ vào tình thế đối đầu thương mại nguy hiểm vào năm 2024, với khả năng cao xảy ra các trường hợp hành động phòng thủ thương mại”.

Trong khi đó, không quốc gia nào sản xuất và lắp đặt nhiều máy phát điện năng lượng mới như Trung Quốc. Quốc gia này cho biết họ đã bổ sung gần 217 gigawatt công suất quang điện vào năm 2023 – gấp gần 2,5 lần so với năm 2022 và chiếm hơn một nửa công suất quang điện mới của thế giới.

Những con số đó đã vượt xa nhu cầu trong nước. Và chúng là một trong những ví dụ giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây thừa nhận rằng “dư thừa công suất trong một số ngành ” là một thách thức kinh tế lớn cần giải quyết vào năm 2024.

“Vốn, công nghệ và nhân tài đang đổ vào các ngành này. Trong khi nhận được sự thúc đẩy lớn và đạt được sự tiến bộ nhanh chóng, sự cạnh tranh đặc biệt khốc liệt cũng đang diễn ra", ông Arnold Dou, một kỹ sư kỳ cựu có kiến ​​thức sâu sắc về ngành năng lượng mới, cho biết.

Cũng theo ông Dou, một số lượng lớn doanh nghiệp sẽ sụp đổ trong một hoặc hai năm tới.

Ông cũng lưu ý rằng các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang tham gia vào cuộc chiến giá cả và thường xuyên cập nhật mẫu mã của họ, điều mà ông cho rằng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp khác.

Tổng thống Joe Biden hồi cuối tháng 2 cũng tỏ ra lo ngại xe điện Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Mỹ, gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia của nước này. Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay “hành động cứng rắn chưa từng có” đang được thực hiện.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử vào tháng 11, cũng cho biết trong một bài phát biểu tranh cử hồi đầu tháng rằng ông sẽ áp thuế 100% đối với ô tô Trung Quốc sản xuất tại Mexico. Và ông nói rằng nhiều mức thuế lên tới 60% sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm của Trung Quốc nếu ông tái đắc cử.

Trong khi đó, EU có thể sẽ áp dụng thuế quan hồi tố sau cuộc điều tra chống trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu xe điện của Trung Quốc. Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU Margrethe Vestager cho biết khối này “hoàn toàn sẵn sàng sử dụng” bộ công cụ thương mại của mình để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế nhập khẩu đối với các nhà sản xuất pin mặt trời Trung Quốc có sản phẩm được hoàn thiện ở Đông Nam Á đồng thời cấm nguyên liệu pin EV từ Trung Quốc do nước này có trong danh sách “thực thể nước ngoài cần quan tâm”.

Ông Rhodium cho biết: “Các biện pháp mạnh mẽ như thu hồi quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn [PNTR] hoặc đưa ra cột thuế quan mới đối với Trung Quốc, đã nằm trong tầm ngắm của các chính trị gia Mỹ trong năm bầu cử”. PNTR là một chỉ định hợp pháp ở Mỹ cho thương mại tự do với nước ngoài.

Ông Rhodium cảnh báo, sự mất cân bằng sản xuất trong nước của Trung Quốc cũng có thể buộc phải có phản ứng từ nhiều quốc gia hơn và nếu tình hình tiếp diễn, Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng từ các thị trường mới nổi, bao gồm Mexico và Brazil.

Ông He Weiwen, thành viên cấp cao của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh) cho biết thuế quan áp lên các sản phẩm của Trung Quốc kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018 có tác động hạn chế đến hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng các động thái ngăn chặn công nghệ dưới thời chính quyền ông Biden đã giáng một đòn mạnh vào thương mại của Trung Quốc với Mỹ. 

Lợi thế về giá

Một giám đốc điều hành kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn giấu tên cho biết Trung Quốc sẽ có khả năng chống lại áp lực bên ngoài tốt hơn nếu có thể sử dụng tỷ lệ năng lượng tái tạo cao hơn trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của mình.

Ông nói: “Đối với ngành năng lượng mới của Trung Quốc, điểm bùng phát sẽ là khi tất cả các mắt xích trong chuỗi công nghiệp đều đủ rẻ, khi đó Trung Quốc sẽ thiết lập được lợi thế tuyệt đối”.

Theo các nhà phân tích tại Wood Mackenzie, nhà cung cấp dữ liệu và phân tích cho quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã giảm mạnh 42% vào năm ngoái, đây là mức giảm chi phí lớn hơn nhiều so với các nhà sản xuất Ấn Độ, châu Âu và Mỹ.

Theo quan điểm của ông Wang, các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm cách tận dụng tình trạng giá cả sụt giảm đó bằng cách tăng cường năng lực sản xuất, giống như công ty của ông đang làm.

Xem thêm >> Trung Quốc: Sản xuất lần đầu tăng trưởng sau 5 tháng, chứng khoán khởi sắc

Theo SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.