Cuộc đại tu của các khu công nghiệp trên toàn thế giới
Khánh Tú -
31/01/2025 10:30 (GMT+7)
(VNF) - Cùng với xu hướng phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang bắt đầu xây dựng các khu công nghiệp sinh thái và có những thành công nhất định.
Cuối năm 2024, tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã nhấn mạnh việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặt việc xây dựng một loạt các khu công nghiệp xanh, không phát thải carbon lên hàng đầu.
Không riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang đẩy mạnh “xanh hóa” các khu công nghiệp. Nhiều quốc gia và khu vực đang tích cực tham gia vào việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Nhu cầu phát triển các khu công nghiệp xanh ngày càng tăng trong bối cảnh phần lớn cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện nay đã sẵn sàng cho một “cuộc đại tu” dựa trên tính bền vững.
Không phủ nhận rằng các khu công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia. Song, ở mặt tiêu cực, chính các khu công nghiệp là những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường, bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và cạn kiệt tài nguyên. Chưa kể, tại nhiều khu vực, các khu công nghiệp đã lỗi thời, với các nhà xưởng cũ kỹ và cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng tiêu chuẩn vì môi trường.
Khi thế giới phải đối mặt với tình trạng khí hậu ngày càng nghiêm trọng, áp lực về việc hoạt động có trách nhiệm hơn với xã hội và môi trường từ phía người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đặt lên vai các công ty ngày càng tăng.
Trong bối cảnh đó, các khu công nghiệp sinh thái đã trở thành một giải pháp đáng chú ý, bởi quá trình sản xuất không thể tách rời khỏi hoạt động bảo vệ môi trường. Một mặt, các khu công nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu rủi ro về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, mặt khác, nó giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí tiện ích, thu hút dòng vốn FDI.
Sự khác biệt giữa khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp truyền thống.
Trên thực tế, ý tưởng về khu công nghiệp sinh thái lần đầu tiên được trình bày tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNICED) tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Thời điểm thuật ngữ này được giới thiệu, nhiều quốc gia tại châu Phi, châu Á, châu Âu, Nam Mỹ và Mỹ đã khởi động những kế hoạch phát triển khu công nghiệp sinh thái.
Mỗi quốc gia có một khái niệm riêng về khu công nghiệp sinh thái. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, Khu công nghiệp sinh thái (EIP), còn được gọi là Khu công nghiệp sinh thái hoặc Khu công nghiệp xanh, là khu công nghiệp hoặc tổ hợp được thiết kế tập trung mạnh vào tính bền vững về môi trường và hiệu quả sử dụng tài nguyên. Mục tiêu chính của khu công nghiệp sinh thái là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong khi tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội.
Từ thực tiễn phát triển của các khu công nghiệp sinh thái tại nhiều quốc gia, các khu công nghiệp sinh thái mang đến nhiều lợi ích, về cả kinh tế lẫn môi trường và xã hội. Những lợi ích của các khu công nghiệp sinh thái không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh doanh thông thường mà còn giúp giảm thiểu rủi ro về tài nguyên. Quan trọng hơn, đây cũng là cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến “xanh hóa”.
Những quốc gia tiên phong về khu công nghiệp sinh thái
Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg (Đan Mạch) được coi là một ví dụ điển hình khi trở thành biểu tượng của nền kinh tế bền vững trên thế giới. Được thành lập từ năm 1972 với mục tiêu chuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng bền vững, Kalundborg đã hình thành nên chuỗi sản xuất tuần hoàn giữa 16 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ở đó, các công ty sử dụng năng lượng và vật liệu thải từ những công ty khác làm đầu vào cho quy trình của riêng họ.
Đơn cử như 6 doanh nghiệp lớn ở Kalundborg đã tái sử dụng chất thải của nhau để tạo ra sản phẩm mang lại giá trị. Hay nhà máy điện đốt khí dư thừa của nhà máy lọc dầu để tạo ra điện và hơi nước.
Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg (Đan Mạch).
Tại Hàn Quốc, khu công nghiệp Ulsan Mipo & Onsan – nơi có 1.000 công ty trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, đóng tàu, lọc hóa dầu,… - cũng được xem là một ví dụ thành công về xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
Ulsan Mipo & Onsan là một phần của Sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái của Hàn Quốc nhằm mục đích chuyển đổi các khu phức hợp công nghiệp truyền thống thành các khu công nghiệp sinh thái bền vững.
Các công ty đặt tại hai khu công nghiệp này đã đầu tư khoảng 520 triệu USD vào các cải tiến thân thiện với môi trường, chẳng hạn như quản lý chất thải, sử dụng năng lượng tự nhiên,… Đến nay, khoản đầu tư này đã “tiết kiệm” cho những công ty trên 554 triệu USD. Các công ty trong khu công nghiệp sinh thái đã giảm lượng khí thải CO2 của họ trong năm 2015 - 2016 là 665.712 tấn, tái sử dụng 79.357 tấn nước và tiết kiệm được 279.761 tấn dầu tương đương trong việc sử dụng năng lượng.
Hay như khu công nghiệp Burnside Industrial Park tại Canada. Các công ty tại đây sử dụng các chương trình tái chế và tái sử dụng chất thải của các doanh nghiệp, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và giao thông xanh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình khu công nghiệp sinh thái được hình thành từ năm 2014. Tính đến năm 2023, Việt Nam có 7 KCN sinh thái trên cả nước, bao gồm: KCN Trà Nóc 1 và KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ), KCN Khánh Phú (Ninh Bình), KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), KCN Hiệp Phước (TPHCM), KCN Đình Vũ (Hải Phòng) và KCN Amata (Đồng Nai).
Tuy vậy, số lượng khu công nghiệp sinh thái chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số khu công nghiệp cả nước, đặt ra câu hỏi lớn về việc làm thế nào để chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình sinh thái một cách hiệu quả và đồng bộ hơn.
(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
(VNF) - Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư đường sắt cao tốc sẽ lỗ nặng, song thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy điều ngược lại. Theo ông Cao Bảo Đỗ, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần FPT, trước khi khẳng định lỗ hay lãi, cần có cái nhìn toàn diện, dựa trên số liệu và kinh nghiệm quốc tế.
(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.
(VNF) - Chính phủ giao Bộ Tài chính làm việc với Vietnam Airlines để thống nhất việc bảo lãnh từ Chính phủ đối với các khoản vay của Vietnam Airlines từ các tổ chức tín dụng nước ngoài với dự án mua 50 máy bay thân hẹp.
(VNF) - Con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Eric Trump, dự kiến sẽ có chuyến công tác đến TP.HCM vào ngày 22/5 để khảo sát địa điểm tiềm năng xây dựng tòa tháp Trump Tower tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là động thái mới nhất trong chuỗi hoạt động mở rộng đầu tư của Trump Organization tại Việt Nam.
(VNF) - Đây là dự án Nhà ở xã hội (NƠXH) thuộc chuyên nghành xã hội hoá được đầu tư xây cho người dân thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Thanh Hóa và các khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh.
(VNF) - Dự án Bà Nà - Suối Mơ được điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD, nhằm phát triển nơi đây thành điểm đến đẳng cấp quốc tế, thúc đẩy du lịch bền vững và kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
(VNF) - Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP trong nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
(VNF) - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng, khu đất dành cho chuyên gia, phát triển nhà ở xã hội… tại núi Vũng Chua.
(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.
(VNF) - Giữa lúc thị trường địa ốc phía Bắc đang khởi sắc trở lại, Hà Nam kêu gọi đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam cầu Yên Lệnh với tổng vốn đầu tư 2.209 tỷ đồng.
(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.
(VNF) - Vốn cho hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ, trong đó 19.607 tỷ cho hạ tầng hàng hải công cộng và 41.906 tỷ cho phát triển bến cảng.
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
(VNF) - Phân khu Không gian phát triển đô thị, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, du lịch và Bến Siêu du thuyền Đề Gi có quy mô hơn 5.200ha, trải dài qua địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.
(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.