Điện hạt nhân Ninh Thuận: Áp dụng chỉ định thầu rút gọn để chọn nhà thầu
Hoàng Sơn -
19/02/2025 09:34 (GMT+7)
(VNF) - Đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được áp dụng chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Sáng 19/2, các đại biểu Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với tỷ lệ 96,03%.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Lê Quang Huy cho tên gọi dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý thành "Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận" để bảo đảm thống nhất với Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và Luật Đầu tư.
Về phạm vi cơ chế, chính sách, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát chỉ quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội, một số nội dung quy định có tính nguyên tắc và giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và thể hiện cụ thể như trong dự thảo Nghị quyết sau khi chỉnh lý.
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đối tượng áp dụng của Nghị quyết được điều chỉnh thành "chủ đầu tư" dự án để bảo đảm chặt chẽ; bổ sung đối tượng áp dụng "tỉnh Ninh Thuận" và "đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án". Nghị quyết này là cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư cụ thể thực hiện các dự án theo quy định. Theo đó, Nghị quyết có hiệu lực khi được Quốc hội thông qua, công việc giao cho chủ đầu tư cụ thể sẽ được thực hiện ngay ở bước tiếp theo.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Lê Quang Huy.
Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, ông Huy cho biết dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng quy định thống nhất hình thức lựa chọn nhà thầu cho phép áp dụng là chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Dự thảo Nghị quyết chỉ quy định chỉ định thầu cho các gói thầu, công việc có tính đặc thù liên quan đến công nghệ, an toàn hạt nhân, gắn liền và phục vụ trực tiếp cho công tác triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chính.
Đối với việc thực hiện triển khai các dự án thành phần và các công việc khác thuộc dự án nhà máy chính mà các đơn vị trong nước có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan sẽ phải tuân thủ các hình thức, quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu theo pháp luật đấu thầu hiện hành.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3; bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung liên quan tại khoản 1 Điều 4 để bảo đảm tính minh bạch, lựa chọn được công nghệ hiện đại, an toàn.
Bên cạnh đó, UBTVQH cũng cho biết quy trình, thủ tục thực hiện chỉ định thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác đã được pháp luật về đấu thầu quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng đã có quy định chi tiết về kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước, quy định bắt buộc về việc công khai, đăng tải các thông tin trong quá trình đấu thầu của từng gói thầu thuộc Dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận, Chủ nhiệm Lê Quang Huy cho biết theo báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận rất khó thu hút các nhà đầu tư, trong khi tỉnh có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn, nguồn lực rất hạn chế để triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
"Việc hỗ trợ thêm nguồn thu cho tỉnh Ninh Thuận trong thời gian này là hết sức cần thiết để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa tạo điều kiện phát triển hạ tầng tạo thuận lợi để phục vụ triển khai đầu tư xây dựng Dự án, trong đó có việc bồi thường, thu hồi đất, tái định cư và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt. Các chính sách cụ thể, dài hạn sẽ giao Chính phủ và UBND tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành", ông Huy nêu.
Do đó, UBTVQH xin Quốc hội cho phép được chỉnh lý, bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đối với tỉnh Ninh Thuận và thể hiện như quy định tại dự thảo Nghị quyết.
Năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tổng mức đầu tư được ước tính theo ba kịch bản: thấp nhất là 10,8 tỷ USD, cao nhất là 12,2 tỷ USD, trên diện tích 1.642ha.
Năm 2016, dự án bị tạm dừng do những lo ngại về an toàn và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đến cuối tháng 11/2024, Quốc hội khoá XV đã quyết định tái khởi động dự án sau 8 năm tạm ngưng, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Điện hạt nhân là nguồn điện nền, xanh và bền vững. Do đó, phát triển nguồn điện này giúp đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào 2050 theo cam kết tại COP26.
Chưa kể, phát triển điện hạt nhân giúp Việt Nam có cơ hội tranh thủ thu hút nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao qua các chương trình hợp tác và tạo cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp lĩnh vực này.
(VNF) - Sự phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới không chỉ phản ánh trình độ công nghệ của mỗi quốc gia mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược về kết nối, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
(VNF) - Bình Định chuẩn bị khởi công dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát với tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào ngày 19/8/2025.
(VNF) - Sau hơn 5 năm có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã tạo ra những đột phá đáng kể trong quan hệ kinh tế song phương. Không chỉ mở ra cơ hội lớn về thương mại, EVFTA còn đóng vai trò là đòn bẩy thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ EU vào Việt Nam.
(VNF) - Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư đường sắt cao tốc sẽ lỗ nặng, song thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy điều ngược lại. Theo ông Cao Bảo Đỗ, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần FPT, trước khi khẳng định lỗ hay lãi, cần có cái nhìn toàn diện, dựa trên số liệu và kinh nghiệm quốc tế.
(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.
(VNF) - Chính phủ giao Bộ Tài chính làm việc với Vietnam Airlines để thống nhất việc bảo lãnh từ Chính phủ đối với các khoản vay của Vietnam Airlines từ các tổ chức tín dụng nước ngoài với dự án mua 50 máy bay thân hẹp.
(VNF) - Con trai Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Eric Trump, dự kiến sẽ có chuyến công tác đến TP.HCM vào ngày 22/5 để khảo sát địa điểm tiềm năng xây dựng tòa tháp Trump Tower tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là động thái mới nhất trong chuỗi hoạt động mở rộng đầu tư của Trump Organization tại Việt Nam.
(VNF) - Đây là dự án Nhà ở xã hội (NƠXH) thuộc chuyên nghành xã hội hoá được đầu tư xây cho người dân thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Thanh Hóa và các khu vực lân cận trên địa bàn tỉnh.
(VNF) - Dự án Bà Nà - Suối Mơ được điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD, nhằm phát triển nơi đây thành điểm đến đẳng cấp quốc tế, thúc đẩy du lịch bền vững và kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
(VNF) - Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP trong nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông
(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.
(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
(VNF) - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng, khu đất dành cho chuyên gia, phát triển nhà ở xã hội… tại núi Vũng Chua.
(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính mi
(VNF) - Giữa lúc thị trường địa ốc phía Bắc đang khởi sắc trở lại, Hà Nam kêu gọi đầu tư dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam cầu Yên Lệnh với tổng vốn đầu tư 2.209 tỷ đồng.
(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.
(VNF) - Vốn cho hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ, trong đó 19.607 tỷ cho hạ tầng hàng hải công cộng và 41.906 tỷ cho phát triển bến cảng.
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
(VNF) - Phân khu Không gian phát triển đô thị, nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, du lịch và Bến Siêu du thuyền Đề Gi có quy mô hơn 5.200ha, trải dài qua địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
(VNF) - Sự phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới không chỉ phản ánh trình độ công nghệ của mỗi quốc gia mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược về kết nối, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.