Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đầu năm 2008, trong bối cảnh nhu cầu và giá gạo trên thị trường quốc tế tăng cao, Chính phủ đã quyết định tạm dừng kí hợp đồng xuất khẩu gạo với lý do đề phòng bất trắc xảy ra do thiên tai, bão lụt, sâu bệnh.
Tuy nhiên, quyết định này được xem là chưa hợp lý, gây tác động bất lợi đối với sản xuất kinh doanh lúa gạo.
Tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, diễn ra vào tháng 11/2008, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề này.
Trả lời các đại biểu Quốc hội, ông Hoàng giải thích: Việc tạm dừng xuất khẩu gạo vào đầu năm 2008 là do lúc đó chưa thể biết đích xác sản lượng lúa (do thiên tai kéo dài). Để bảo đảm an ninh lương thực, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã đồng ý cho tạm dừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo mới (tính đến hết quý II/2008, các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 2,4 triệu tấn thì đã xuất 800.000 tấn, còn lại đang chờ thu hoạch để xuất tiếp).
“Lúc đó Chính phủ đã quyết định chờ đến quý III/2008, có kết quả thu hoạch sẽ điều hành tiếp. Đến hết 10 tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 4 triệu tấn, tương đương năm 2007”, ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, vào tháng 6/2008, tình hình lương thực thế giới có thay đổi, các nước bội thu về lương thực, căng thẳng giảm đi, lúc đó trong nước cũng thu hoạch xong, Chính phủ đã có điều chỉnh, cho phép ký các hợp đồng xuất khẩu mới, tuy nhiên khi đó giá gạo lại đi xuống.
Tuy nhiên, các biện pháp cần thiết đã được Chính phủ triển khai, ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp vay vốn mua hết lúa gạo hàng hóa cho nông dân. “Đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ”, ông Hoàng nói và khẳng định xuất khẩu gạo năm 2008 bằng hoặc cao hơn 2007.
Tuy nhiên phần trả lời này của ông Hoàng không nhận được sự đồng tình của các đại biểu.
Đại biểu Lê Thị Dung (đoàn An Giang) đứng lên chất vấn: “Cử tri sẽ không đồng ý với trả lời này vì trách nhiệm cá nhân của những người tham mưu cho Chính phủ chưa được chỉ ra”.
Bà Dung đặt vấn đề: Vai trò, trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng Bộ Công thương ở đâu, nhất là trong thời điểm tình hình lương thực đã có chuyển biến (tức là lúc sản lượng lúa trong nước đã biết là rất lớn, giá thế giới xuống) khiến giá lúa gạo rớt thê thảm, gây thiệt hại cho bà con?
“Không thể chỉ nhận là do bất cập mà phải là do cứng nhắc, tham mưu không chính xác, không kịp thời”, đại biểu Dung gay gắt.
Đáp lời bà Dung, ông Vũ Huy Hoàng xoa dịu: “Dù trình bày đã tương đối kỹ nhưng tôi biết sẽ chưa đáp ứng được yêu cầu của các đại biểu, của cử tri, của bà con nông dân”. Ông Hoàng cũng thừa nhận một phần trách nhiệm trong điều hành xuất khẩu gạo là của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, sau đó ông Hoàng đã có phần diễn giải khá dài dòng về vấn đề lời lãi trong sản xuất lúa của bà con nông dân, khiến Chủ tịch Quốc hội khi đó là ông Nguyễn Phú Trọng phải nhắc “Đề nghị Bộ trưởng đi vào trả lời trực tiếp câu hỏi của đại biểu Dung”.
Đại biểu Dung cũng tiếp tục truy vấn: “Đề nghị Bộ trưởng trả lời sát thực tế hơn, vì tôi không có ý định bàn cãi về cơ chế lời lãi của nông dân trong sản xuất lúa”.
Đáp lại, ông Hoàng nói: “Chúng tôi chưa bao giờ tham mưu cho Chính phủ dừng xuất khẩu gạo mà chỉ là tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu mới vì chưa biết được kết quả thu hoạch như thế nào, sau khi có sản lượng, chúng tôi kiến nghị xuất khẩu ngay.
“Việc tham mưu giúp Chính phủ để Chính phủ đưa ra kết luận tạm dừng xuất khẩu gạo trong thời điểm đó là chính xác. Nếu không khi giá xuất khẩu gạo tăng, thương lái đổ xô đi thu mua thì không biết giá gạo trong nước sẽ bị đẩy tới đâu, chỉ số giá tiêu dùng cao thế nào và an ninh lương thực liệu có được bảo đảm. Đó là quan điểm của Bộ Công thương, của cá nhân tôi”.
Ông Hoàng khẳng định: “Nếu không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm. Nhưng tôi vẫn cho là tham mưu đó là chính xác”.
Sau phần trả lời này của ông Hoàng, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn (đoàn Đồng Tháp) đứng lên truy vấn. Ông Nhơn cho rằng việc tham mưu của Bộ Công Thương là không chính xác và nhấn mạnh Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp không đồng tình khi Bộ trưởng cho rằng chưa đến mức phải truy trách nhiệm cá nhân.
Ông Hoàng khẳng định không có bộ ngành, địa phương nào chạy theo lợi ích cục bộ của mình. Chính phủ luôn chỉ đạo rằng phải bảo đảm để bà con nông dân được hưởng thành quả của mình.
Nhấn mạnh rằng cũng có thể có lúc bộ tham mưu chưa kịp thời và việc tham mưu xuất khẩu gạo không phải là quyết định của một ai, mà là của cả Tổ điều hành xuất khẩu gạo, có sự tham vấn của các doanh nghiệp, các hiệp hội lương thực, tuy nhiên cuối cùng ông Hoàng vẫn phải nói: “Chúng tôi xin nhận một phần trách nhiệm”.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.