'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều nay (20/12), tiếp tục phần bào chữa cho các bị cáo, tòa đã cho ông Nguyễn Đăng Nguyên phát biểu.
Nói trước tòa, cựu Phó tổng giám đốc Mobifone đã trình bày phần tự bào chữa một cách rành mạch, rõ ràng từng vấn đề.
Cụ thể, về nội dung cáo trạng cáo buộc ông Nguyên biết rõ tình trạng yếu kém của AVG trước khi kí các văn bản liên quan đến dự án, ông Nguyên khẳng định: năm 2015, ông chỉ làm công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng. Khi được giao nhiệm vụ, ông mới bắt đầu tham gia các cuộc họp và đóng góp ý kiến vào một số văn bản. Trước đó, ông Nguyên không tham gia các tổ giúp việc dự án này.
Ông Nguyên nhấn mạnh: “Về chuyên môn, tôi phụ trách đầu tư trong nội bộ chứ không phụ trách đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, đầu tư tài chính”.
Theo ông Nguyên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông không hề nhận được các văn bản, ý kiến của các phó tổng giám đốc khác, vì vậy thông tin tiếp cận được rất hạn chế.
“Các văn bản từ số 01 đến số 07 của nhóm tài chính đánh giá thực trạng tài chính AVG tôi không nhận được. Báo cáo của tổ kĩ thuật, tổ kinh doanh cũng không được gửi cho tôi. Vì vậy việc nói tôi biết rõ tình hình tài chính kinh doanh của AVG là không thỏa đáng”, ông Nguyên trình bày.
Ông Nguyên cũng cho rằng trong thời gian tham gia kí các văn bản, phần nội dung văn bản đều do tổ giúp việc và các phó tổng giám đốc khác cung cấp. “Tôi hoàn toàn không nắm được thông tin, vì vậy nội dung và ý kiến của các phó tổng khác hoàn toàn chi phối và tôi phải tôn trọng”.
Cựu phó tổng giám đốc Mobifone nhấn mạnh bản thân mình hiểu rất rõ tầm quan trọng của dự án mua AVG, vì vậy ông đã cố gắng hết sức để đóng góp ý kiến cho người có thẩm quyền có cái nhìn rõ ràng, thận trọng, tránh sai phạm.
“Trong các cuộc họp, văn bản tôi tham gia đều thể hiện rõ ràng điều này, nhất quán từ đầu đến cuối. Cho đến cuối cùng, tôi đã từ chối không thanh toán 5% giá trị hợp đồng. Nhưng rất tiếc trong cả quá trình, ý kiến của tôi không được tiếp thu. Có lẽ nếu được tiếp thu một phần thì sai phạm đã không đến mức như vậy”, ông Nguyên nói.
Bào chữa cho việc ký vào hai văn bản 5054 và quyển dự án, ông Nguyên cho hay hai văn bản này đã chỉ ra rủi ro trong phương pháp định giá của tư vấn. Theo đó, việc định giá vẫn còn nhiều yếu tố chủ quan, chưa tính rủi ro kinh doanh, rủi ro thị trường. Vì vậy, Mobifone còn phải tiếp tục đánh giá giá trị của AVG dựa trên định giá về mặt tài sản và xác định nguyên tắc bù trừ công nợ. Kết luận tại văn bản 5054 đã thể hiện rõ điều này.
Ông Nguyên phân trần: “Tôi không hiểu vì sao Tổng giám đốc và HĐTV vẫn trình Bộ Thông tin và Truyền thông đưa giá mua vào. Trong các văn bản mà sau này tôi xem lại, họ dựa trên kết quả đàm phán trước đó để trình Bộ. Như vậy về nội dung, tôi và những người ký văn bản 5054 và quyển dự án có thể không chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra do giá mua, vì cả hai văn bản bản này không đề xuất giá mua”.
Ông Nguyên nhấn mạnh: “Nếu thực hiện theo đúng kiến nghị thì chắc chắn không để xảy ra sai phạm về giá mua”.
Tiếp tục bào chữa về nội dung của cáo trạng – cáo buộc mình ký khống văn bản ngày 24/12, văn bản họp Ban tổng giám đốc – ông Nguyên cho hay nếu ông ký khống thì ông đã ký mà không tham gia ý kiến.
“Khi đọc dự thảo. tôi thấy vi phạm điều lệ của Mobifone, khi tổng công ty cam kết đứng ra trả nợ vay cho AVG. Tôi đã ghi góp ý của tôi lên văn bản mà không để hình thức văn bản và tôi trình HĐTV xem xét quyết định. Thời điểm đó Chủ tịch đã ký, Tổng giám đốc đã ký đồng thuận với biên bản ngày 24/12, vậy ở tổng công ty chỉ có HĐTV có thẩm quyền xem xét lại việc này để đàm phán với AVG.
“Tôi chắc chắn HĐTV không thể làm trái điều lệ tổng công ty, nhưng họ đã bỏ qua ý kiến của tôi tại văn bản ngày 24/12. Nếu lật lại, đàm phán lại với AVG thì sự việc không như Thanh tra Chính phủ kết luận. Và thậm chí nếu đàm phán lại, Mobifone có thể bù trừ đi khoản nợ của AVG”, ông Nguyên khẳng định.
Ông Nguyên cũng nhắc tới việc ông là “chốt chặn” ngăn Mobifone thanh toán nốt 5% giá trị hợp đồng mua bán với AVG. Theo ông, đây là điều rất quan trọng, là tiền đề để hủy bỏ hợp đồng sau này.
“Việc chưa thanh lí hợp đồng mở ra khả năng hủy bỏ hợp đồng ở cả hai phía. Ngay cả khi cổ đông không chủ động thì nhà nước vẫn có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng, chấp nhận tỷ lệ phạt, thu hồi tiền. Giả sử nếu tôi không ngăn chặn việc này, hợp đồng được thanh lý, nghĩa vụ 2 bên chấm dứt, việc thu hồi tiền cho nhà nước rất nan giải. Tôi xin hội đồng xét xử xem xét việc này”, ông nói.
Nói thêm về Mobifone, ông Nguyên cho hay năm 2015, ông Lê Nam Trà là lãnh đạo, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy, cầm quyền tuyệt đối, ít có ai dám trái lệnh, làm trái ý.
“Việc tôi nêu các ý kiến xác đáng, phản đối thanh toán 5% giá trị hợp đồng đã tạo ra khó khăn cho chính mình trong công việc. Sang năm 2017, kết hợp với việc tôi từ chối ký văn bản giải trình Thanh tra Chính phủ cho các sai phạm của dự án, ông Trà đã liên tiếp chỉ đạo Tổng giám đốc kiểm điểm, kỷ luật tôi. Cho đến tháng 7/2017, khi ông Trà được điều động về Bộ Thông tin và Truyền thông, cuộc sống của tôi mới trở lại ổn định”.
“Hôm đọc quyết định cho ông Trà về Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khi đó có nói vui với tôi rằng quyết định hôm nay, anh Nguyên là người vui nhất, thực tế đúng là như vậy”, ông Nguyên bày tỏ.
Nhắc tới Mobifone là doanh nghiệp hoạt động tốt, ông Nguyên nói những sự việc diễn ra hôm nay “rất đau xót cho cá nhân tôi và tập thể cán bộ công nhân Mobifone”.
“Người ta chia nhỏ công việc, người ta để dự án Mật, người ta nêu những mục tiêu cao cả, vì sự phát triển của doanh nghiệp. Với mục tiêu cao cả đó, những người yêu Mobifone không nắm được chi tiết vụ việc sẽ không hình dung ra hết và sẽ làm theo.
“Việc phân nhỏ khiến không ai thấy bức tranh toàn cảnh để có ý kiến phản đối. Cá nhân tôi cũng như nhiều người trong từng cuộc họp cố gắng đưa ý kiến xác đáng để người có trách nhiệm làm theo nhưng họ không nghe theo.
“Tôi đã nhận thức rõ vi phạm của mình. Cáo trạng hôm nay đối với tôi là quá nặng, không phù hợp với ý thức hành vi của tôi trong suốt quá trình dự án. Một năm qua, tôi đã nỗ lực hết sức để vực dậy kinh doanh của Mobifone. Khi các chỉ tiêu tăng lên thì tôi đột ngột bị khởi tố, mọi cánh cửa tương lai bị đóng lại. Tôi mong cái nhìn công tâm, có kết luận phù hợp”, ông Nguyên bày tỏ mong muốn với hội đồng xét xử.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.