'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ 25/5/2020 - 29/5/2020 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 11 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở thông qua 10.998 tỷ đồng tín phiếu đến hạn và 2 tỷ đồng mua kỳ hạn.
Thanh khoản trên liên ngân hàng vẫn rất dồi dào, lãi suất gần như đi ngang ở vùng thấp, chốt tuần ở mức 0,49%/năm (giảm 0,04 điểm%) với kỳ hạn qua đêm và 0,75%/năm (tăng 0,02 điểm%) với kỳ hạn 1 tuần.
Như vậy, lãi suất trên liên ngân hàng đã giảm từ 1,7-1,8 điểm% chỉ trong tháng 5, đưa lãi suất về vùng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
"Thanh khoản các ngân hàng được hỗ trợ mạnh mẽ từ 100 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Lượng tín phiếu lưu hành tại cuối tháng 5 đã thu hẹp về mức 27 nghìn tỷ đồng và sẽ đáo hạn gần hết (25 nghìn tỷ) trong tuần này, lãi suất trên liên ngân hàng dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức thấp", chuyên gia của SSI nhận định.
Theo SSI, lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn cũng vừa được điều chỉnh giảm từ 0,3-0,5 điểm% ở các kỳ hạn 12, 13 tháng và giảm tiếp 0,3-0,5 điểm% ở các kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.
Tính chung từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn đã giảm tổng cộng 0,6-0,75 điểm% với kỳ hạn dưới 12 tháng (về mức 4-5,5%/năm) và giảm từ 0,65-1 điểm% ở các kỳ hạn 12, 13 tháng (về mức 5,7-6,2%/năm).
Chuyên gia của SSI cho hay mức sụt giảm lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng thương mại có thị phần nhỏ từ đầu năm đến nay chỉ từ 0,2-0,4 điểm% nên chênh lệch lãi suất huy động với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn hiện nới rộng lên mức 1-1,8 điểm%, gia tăng sức hút với dòng tiền gửi.
Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ đều bị khống chế mức tăng trưởng tín dụng nên khả năng hấp thụ lượng tiền gửi cũng hạn chế và có thể cũng sẽ điều chỉnh giảm tiếp lãi suất trong thời gian tới.
Về tỷ giá, tuần qua, tỷ giá USD/VND không đổi trên ngân hàng và tăng nhẹ trên thị trường tự do.
Cụ thể, tỷ giá giao dịch USD/VND giữ nguyên ở mức 23.160/23.370 trên ngân hàng và nhích tăng 20 VND/USD trên tự do, lên mức 23.290/23.320. Tỷ giá trung tâm tăng thêm 19 VND/USD, lên mức 23.261 VND/USD, tỷ giá mua vào-bán ra của Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên ở mức 23.175/23.650.
Như vậy, VND đã tăng giá khoảng 0,6% so với USD trong cả tháng 5, ghi nhận 2 tháng liền hồi phục mạnh, lấy lại gần như toàn bộ phần giá trị đã mất trong đợt sóng tháng 3.
Tính từ đầu năm đến nay, VND chỉ mất giá so với USD (-0.47%) và JPY (-1,34%) nhưng lên giá so với CNY (+1,97%), KWR (+5,78%), GBP (+6,35%), EUR (+0,51%).
"Chênh lệch lãi suất USD-VND trên liên ngân hàng hiện đang ở mức rất thấp (0,4%/năm) và diễn biến quốc tế phức tạp có thể tạo áp lực nhất định lên tỷ giá. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đang khôi phục sau khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh khiến tâm lý trong nước tích cực, cung cầu ngoại tệ ổn định sẽ là những yếu tố giữ tỷ giá USD/VND vẫn dao động ở vùng hiện tại", chuyên gia của SSI dự báo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.