Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ngày 28/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi tiếp Phó đại sứ Đức tại Việt Nam Bjorn Koslowski cùng đoàn doanh nghiệp Đức sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tại buổi tiếp, ông Anton Milner, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty IB Vogt cho biết doanh nghiệp này có kinh nghiệm trong các dự án về năng lượng tái tạo và hiện đang nghiên cứu 2 dự án năng lượng điện mặt trời ở tỉnh Đắk Lắk.
Lãnh đạo công ty này mong muốn trong thời gian tới sẽ được Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện, có những cơ chế chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án tại Việt Nam.
Trước đề nghị của Công ty IB Vogt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.
"Việt Nam có nhu cầu rất lớn về năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo để phát triển kinh tế, bảo đảm tiêu dùng. Theo tính toán, đến năm 2025, dự kiến cần 90.000 MW; đến năm 2030 cần khoảng 130.000 MW", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam hiện đang có trên 300 dự án đầu tư về điện gió, điện mặt trời đang chờ để phê duyệt, chính vì vậy vấn đề đặt ra là lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển, bảo đảm cơ cấu sản xuất điện hợp lý.
Với đề xuất của Công ty IB Vogt về dự án điện mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk, Phó Thủ tướng mong muốn phía doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển các dự án một cách hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.