Phong điện Phương Mai bị cưỡng chế thuế, phong toả tài khoản
(VNF) - Công ty Cổ phần Phong điện Phương Mai vừa bị cưỡng chế hơn 2,2 tỷ đồng tiền thuế.
Cuối tháng 5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã thông báo thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của 7 doanh nghiệp, liên quan đến khoảng 300 mặt hàng.
Trong đó, 6 doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội gồm: Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore Partners, Công ty TNHH Liên minh HS, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Japan Connection, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ BB Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển 3M-INTEL, Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Văn Hiến; và 1 doanh nghiệp tại Hưng Yên là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển HSD.
Đáng chú ý, phần lớn số phiếu bị thu hồi theo đề nghị “tự nguyện” của doanh nghiệp, diễn ra đúng lúc cơ quan chức năng tăng cường hậu kiểm theo chỉ đạo siết chặt chất lượng từ Chính phủ. Hiện tượng rút phiếu hàng loạt trong thời gian ngắn khiến dư luận đặt nghi vấn đây đơn thuần là thủ tục hành chính hay là cách doanh nghiệp rút lui có tính toán, nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm pháp lý?
Một trong những doanh nghiệp nổi bật trong danh sách lần này là Công ty TNHH Dịch vụ phần mềm Human Offshore Partners đơn vị từng đăng ký lưu hành nhiều sản phẩm quen thuộc như sữa tắm Dove Peony & Sweet Cream Body Wash (do Unilever Japan K.K. sản xuất) hay nước tẩy trang Bioderma Sebium H2O (do NAOS Les Laboratoires - Pháp sản xuất). Cả hai sản phẩm đều bị rút số công bố vào tháng 11/2023.
Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore Partners có lịch sử pháp lý khá phức tạp với nhiều lần thay đổi tên gọi và người đại diện pháp luật chỉ trong một thời gian ngắn. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 2/6/2022, ban đầu mang tên Công ty TNHH Juntaku Shoii Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực buôn bán tổng hợp với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật đầu tiên là ông Đào Văn Sơn ( 1991), đồng thời cũng giữ chức danh Giám đốc.
Tuy nhiên, đến ngày 5/12/2022, người đại diện được chuyển sang ông Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1987), và doanh nghiệp cũng đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp PH Việt Nam. Chưa đầy hai tuần sau, ông Đào Văn Sơn quay trở lại vị trí người đại diện pháp luật.
Đến ngày 18/7/2024, doanh nghiệp chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore Partners. Cuối năm 2024, vai trò người đại diện tiếp tục được chuyển giao cho ông Nguyễn Đình Tú (1984). Tuy nhiên, vào tháng 2/2025, ông Đào Văn Sơn lại trở lại đảm nhận chức danh này.
Việc ông Sơn liên tục xuất hiện trong vai trò người đại diện hoặc quay lại điều hành sau các lần thay đổi khiến tên tuổi ông trở thành một dấu mốc đặc biệt trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.
Không chỉ dừng ở đó, ông Đào Văn Sơn còn có liên quan đến một số doanh nghiệp khác trong danh sách bị thu hồi: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Japan Connection (thành lập 9/2021) có vốn ban đầu 1 tỷ đồng, cổ đông lớn là ông Đào Văn Sơn (góp 96%). Đến tháng 4/2024, doanh nghiệp tăng vốn lên 8 tỷ và liên tục thay đổi người đại diện. Cũng từ đây, ông Hoàng Minh Tuấn người thay thế vị trí đại diện pháp lý.
Ông Tuuans được ghi nhận là sở hữu thêm nhiều công ty khác, bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hà Nội Star (đã ngừng hoạt động); Công ty TNHH Đầu tư phát triển 3M-Intel (thành lập 6/2022) đây cũng là công ty nằm trong danh sách có sản phẩm thu hồi; Công ty TNHH Quads Việt Nam (thành lập 8/2022).
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ BB Việt Nam được thành lập vào tháng 3/2022, có địa chỉ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực buôn bán tổng hợp, với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Đến tháng 8/2023, công ty tiến hành tăng vốn lên 8 tỷ đồng. Cơ cấu góp vốn cho thấy ông Lê Viết Năm (1990) là cổ đông chiếm tỷ lệ chi phối với 98% vốn, đồng thời giữ vai trò người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc. 2% vốn còn lại thuộc về ông Đào Văn Sơn.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển HSD được thành lập vào ngày 17/10/2019, chuyên kinh doanh các mặt hàng bán buôn đồ dùng cho gia đình. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp là 6 tỷ đồng và được nâng lên 18 tỷ đồng vào tháng 2/2023. Người đại diện pháp luật hiện tại của công ty là ông Đào Văn Sơn người đồng thời góp mặt ở nhiều doanh nghiệp khác trong danh sách rút phiếu công bố, cho thấy mối liên hệ đáng lưu ý trong hệ sinh thái doanh nghiệp này.
Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Văn Hiến thành lập ngày 2/3/2018, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điều hành tour du lịch. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 1,6 tỷ đồng, người đại diện pháp luật hiện nay là ông Vũ Văn Hiến.
Công ty TNHH Liên minh HS được thành lập vào ngày 6/12/2022, có trụ sở tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán tổng hợp, với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 1 tỷ đồng.
Người đại diện pháp luật đầu tiên là bà Lê Thị Hương (sinh năm 1995). Tuy nhiên, đến tháng 7/2024, vị trí người đại diện pháp luật đã được chuyển sang ông Phan Tuấn Vũ (sinh năm 1990).
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm ngày càng cạnh tranh và cơ quan chức năng siết chặt khâu hậu kiểm, làn sóng doanh nghiệp tự nguyện rút phiếu công bố sản phẩm có thể được xem như động thái “rút chân an toàn”. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ đứng ngoài vòng pháp lý nếu sau này bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm
Trả lời báo chí, ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định: Việc doanh nghiệp xin tự nguyện rút số tiếp nhận là quyền hợp pháp, đúng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Việc rút số tiếp nhận không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không bị xử lý nếu phát hiện vi phạm.”
Đồng quan điểm, luật sư Vũ Văn Biên (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Theo quy định hiện hành, việc công bố sản phẩm là điều kiện bắt buộc trước khi mỹ phẩm được phép lưu hành trên thị trường. Do đó, hành động rút giấy phép công bố đồng nghĩa với việc sản phẩm đó không còn hợp lệ. Nếu vẫn tiếp tục bán ra thị trường, hành vi này có thể bị coi là lưu hành sản phẩm không có hồ sơ công bố vi phạm quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trong trường hợp phát hiện sản phẩm bị thu hồi nhưng vẫn bày bán công khai, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt các đơn vị phân phối hoặc bán lẻ. Mức phạt có thể lên tới 70 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, kèm biện pháp buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. Nếu hành vi có dấu hiệu gian dối trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể đối mặt với trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Luật sư Biên cũng cảnh báo: Việc hàng loạt doanh nghiệp đồng loạt xin rút phiếu công bố bao gồm cả các sản phẩm từng được quảng bá rầm rộ và phân phối trên các sàn thương mại điện tử có thể là dấu hiệu của một “chiến lược phòng vệ” trước các đợt thanh kiểm tra chất lượng. Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm phát triển mạnh nhưng chưa được kiểm soát chặt, các kẽ hở pháp lý rất dễ bị lợi dụng.
Từ đó, dư luận đặt câu hỏi: Quy trình sản xuất, phân phối mỹ phẩm hiện nay được quy định như thế nào? Và ai chịu trách nhiệm nếu sản phẩm không đạt chuẩn vẫn lọt ra thị trường?
Theo luật sư Đặng Hoài Vũ (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc quản lý mỹ phẩm được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BYT. Cụ thể, tổ chức hoặc cá nhân đưa mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép lưu hành sản phẩm khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm cũng phải đảm bảo nội dung phiếu công bố trùng khớp với dữ liệu thực tế nộp cho cơ quan quản lý bao gồm cả thành phần, công thức, cách ghi nhãn… Việc sai lệch hoặc khai báo không trung thực có thể bị xử lý theo pháp luật.
Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ công bố tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy. Quy trình sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, và đặc biệt là phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chí an toàn trước khi được phép phân phối ra thị trường.
(VNF) - Công ty Cổ phần Phong điện Phương Mai vừa bị cưỡng chế hơn 2,2 tỷ đồng tiền thuế.
(VNF) - Tại phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
(VNF) - Công ty TNHH Famimoto Việt Nam bị phát hiện sản xuất và tiêu thụ hàng trăm tấn dầu ăn, hạt nêm, mì chính, bột canh giả bằng cách trộn phụ gia nhập lậu, nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Theo luật sư, hành vi này có thể bị xử lý hình sự với mức án lên tới 7 năm tù, thậm chí cao hơn nếu gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(VNF) - Từ 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế, giúp quản lý thuế dễ dàng hơn. Người nộp thuế cần cập nhật thông tin sớm để tránh gián đoạn.
Ông Nguyễn V. L. (45 tuổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ trải nghiệm “dở khóc dở cười” khi suýt nữa trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng xã hội.
(VNF) - Dự thảo nghị định quy định tính trợ cấp tinh giản biên chế theo tiền lương hiện hưởng, thay vì tính tiền lương bình quân như hiện hành.
(VNF) - Xây nhà không cần xin phép – đề xuất táo bạo vừa được Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đưa ra, nhằm giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân từ ngày 1/7.
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất tăng mức phạt tối đa tới 400 triệu đồng cho tổ chức và 200 triệu đồng cho cá nhân vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
(VNF) - Tối 31/5, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2025) chính thức khai mạc, với màn so tài giữa đội chủ nhà Đà Nẵng và đương kim vô địch Phần Lan.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần.
(VNF) - Với hơn 87% công đoàn cơ sở xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc và hơn 1 triệu đoàn viên bỏ hoặc giảm hút thuốc, chiến dịch truyền thông của tổ chức Công đoàn đã cho thấy sức mạnh lan tỏa khi được triển khai đồng bộ, sâu rộng.
(VNF) - Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Nhà nước cần mạnh dạn giao nhiệm vụ cho các hiệp hội doanh nghiệp và chuyển một số dịch vụ công giao cho các hiệp hội doanh nghiệp thực hiện.
(VNF) - Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk, cho rằng khi xảy ra vấn đề doanh nghiệp mong được xử lý, giải quyết nhanh. Nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm, còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm.
(VNF) - Thủ tướng cho rằng nhà đầu tư có tiền thì có thể đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào có hiệu quả, lợi nhuận, nên không cần phải có kinh nghiệm.
(VNF) - Ngân hàng số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ vừa và hộ kinh doanh được kỳ vọng sẽ là một trong những công cụ quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn vốn, thúc đẩy chuyển đổi số và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, để nhanh chóng đưa Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, các doanh nghiệp lớn phải nỗ lực, tiên phong, dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), còn DNNVV phải có tâm thế phát triển trở thành doanh nghiệp vừa và lớn.
(VNF) - Việt Nam sẽ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết 68. Đây là thông tin quan trọng được đưa ra trong cuộc Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúc đẩy triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ.
(VNF) - Huế đang hồi sinh – không phải bằng những điều ồn ào, mà bằng tình yêu lặng lẽ và bền bỉ của những con người trở về.
(VNF) - Biểu giá bán lẻ điện rút từ 6 xuống còn 5 bậc, cao nhất khoảng 3.967 đồng/kWh. Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện.
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu bị phát hiện bán vàng với giá cao hơn giá niêm yết và vi phạm một số quy định của pháp luật về hoạt động phòng chống rửa tiền
(VNF) - NHNN đã chuyển thông tin liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ kế toán và thuế tại PNJ sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định.
(VNF) - Nestlé Milo bị phản ánh sử dụng cụm từ “được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng” trên bao bì và quảng cáo, gây tranh cãi về tính trung thực và đúng luật. Bộ Y tế đã vào cuộc, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, trong khi doanh nghiệp khẳng định làm đúng quy định.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất đưa cán bộ, công chức có 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ vào diện tinh giản biên chế, theo dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.
(VNF) - Hai đội Việt Nam và Phần Lan đang hoàn tất công tác chuẩn bị tại “trận địa” pháo hoa bên sông Hàn, sẵn sàng khai hỏa mở màn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025.
(VNF) - Công ty Cổ phần Phong điện Phương Mai vừa bị cưỡng chế hơn 2,2 tỷ đồng tiền thuế.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.