Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Rao bán cả nhà máy ô tô, mỏ khoáng sản
Mới đây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Thăng Long thông báo đấu giá hệ thống máy móc, thiết bị tại Nhà máy sản xuất ô tô số 1 thuộc chi nhánh Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Giá khởi điểm cho khối tài sản đảm bảo này là 33,128 tỷ đồng.
Đây là tài sản đã được toà án tuyên thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Do đó, phiên đấu giá sẽ diễn ra tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mê Linh.
Trước đó, đầu tháng 11/2020, Vietcombank Chi nhánh Thăng Long tiếp tục rao bán hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty TNHH MTV Ô tô Vinaxuki tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đó là lần thứ 5 Vietcombank thông báo phát mãi tài sản nhằm giải quyết khối nợ lâu năm này.
Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa gồm tài sản gắn liền với đất và máy móc thiết bị, được hình thành thuộc dự án xây dựng: cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng... với diện tích sử dụng đất là 456.344 m2 và diện tích nhà xưởng xây dựng khoảng 36.000 m2.
Đầu tháng 4/2020, Vietcombank Chi nhánh Thăng Long đã rao bán tài sản của Vinaxuki Thanh Hóa lần đầu tiên với giá khởi điểm 44,3 tỷ đồng nhưng không có người mua. Những lần rao bán sau đó, giá liên tục giảm, lần lượt xuống còn 42,9 tỷ đồng, 39,3 tỷ đồng, 36,3 tỷ đồng và lần thứ 5 chỉ còn 28,3 tỷ đồng, mức giá này đã giảm 16 tỷ đồng tương ứng 36% so với mức giá ban đầu.
Vào đầu năm 2019, Vietcombank đã khởi kiện Vinaxuki Thanh Hóa. Vietcombank yêu cầu Vinaxuki thực hiện nghĩa vụ trả nợ với số tiền gần 188 tỷ đồng (tính đến 10/4/2019). Trong đó, nợ gốc xấp xỉ 98 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn hơn 78 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn gần 11,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vietcombank còn buộc Vinaxuki Thanh Hóa tiếp tục thanh toán lãi phát sinh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; xử lý các tài sản bảo đảm theo các hợp đồng thế chấp đã ký kết. Vinaxuki Thanh Hóa đã đồng ý cho Vietcombank xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ và xóa nợ như đã thỏa thuận vào năm 2015.
Năm 2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo đấu giá tài sản là khoản nợ của Vinaxuki và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Thái Nguyên với giá khởi điểm chào bán là 1.351 tỷ đồng.
Đây là khoản nợ đã được ngân hàng giải ngân cho Vinaxuki và Nhà máy tại Thái Nguyên từ những năm trước đó. Tính đến giữa tháng 9/2019, tổng dư nợ gốc và lãi của khoản vay này là 1.265 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội, tổng diện tích đất là hơn 138.814 m2. Cùng với đó là máy móc thiết bị tại nhà máy Vinaxuki Mê Linh; quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại xã Đắk Drông, huyện Cư Jút (Đắk Nông); tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên.
Đại gia phá sản, ngân hàng lo nợ xấu nghìn tỷ
Vinaxuki được thành lập vào năm 2004, với tham vọng trở thành nhà sản xuất ôtô “made in Vietnam” đầu tiên. Cùng với Trường Hải, đây là một trong hai doanh nghiệp ôtô tư nhân đầu tiên được Chính phủ cấp giấy phép sản xuất ôtô các loại và phụ tùng.
Năm 2004, Vinaxuki tiến hành xây dựng nhà máy tại huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) với công suất 30.000 xe/năm. Từ 2006-2008, nhà máy này đã sản xuất trên 20 dòng xe tải, với tỷ lệ nội địa hóa 27%. Từ khi hoạt động, nhà máy đều có lãi, sau 3 năm đã thu hồi vốn, trả nợ cho các ngân hàng.
Từ năm 2009, Vinaxuki bắt đầu chuyển hướng và đầu tư vào làm dòng xe con. Giấc mơ ô tô Việt của Vinaxuki đã đột ngột dừng lại vào năm 2012 khi Vinaxuki lỗ 45 tỷ đồng và nợ quá hạn các ngân hàng. Từ đó, Vinaxuki không thể vay được vốn ở ngân hàng nào, dù chỉ là vốn lưu động.
Cũng từ đó, Vinaxuki rơi vào thảm cảnh thua lỗ, nợ nần, các dây chuyền sản xuất bị “đắp chiếu”. Cuối 2012, công ty này nợ ngân hàng tổng cộng 1.472 tỷ đồng.
Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Vinaxuki, cho biết đã phải bán nhà cửa lấy tiền trả lãi để được tái cơ cấu từ vốn vay ngắn hạn sang dài hạn nhưng không được các ngân hàng cho vay nữa. Sau đó, Vinaxuki bị đưa vào nợ xấu nhóm 4 và yêu cầu bàn giao tài sản để ngân hàng đấu giá.
Tới năm 2014, cả 3 nhà máy ô tô của Vinaxuki phải ngừng hoạt động, các ngân hàng thì liên tục tìm cách xiết nợ, thu hồi vốn. Từ 2017 - 2018, ngân hàng đã bán một số máy móc thiết bị là tài sản đảm bảo của Vinaxuki để trừ nợ.
Vào tháng 6/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định thu hồi 45,6 ha đất của Chi nhánh Vinaxuki Thanh Hóa tại huyện Hậu Lộc. Đây là phần diện tích đất còn lại thuộc dự án Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng, đã được Vinaxuki Thanh Hóa đầu tư xây dựng nhà xưởng và một số công trình trên đất với tổng vốn đầu tư 1.360 tỷ đồng. Nhà máy này đi vào hoạt động năm 2011 nhưng chỉ hai năm sau đó thì ngưng trệ rồi bỏ hoang.
Đây được coi là dấu chấm hết cho Vinaxuki. Giấc mơ ôtô "Made in Vietnam" của ông Bùi Ngọc Huyên đã đứt gánh giữa đường. Đến nay, Vinaxuki lâm cảnh phá sản, tài sản dần bị các ngân hàng rao bán để thu hồi nợ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.