Đại gia Vũ Anh Tâm 'rũ bùn đứng dậy' sau 13 năm sa lầy ở siêu dự án Kenton Node

Việt Anh - 31/05/2022 18:12 (GMT+7)

(VNF) - Trước khi Novaland công bố mua lại dự án Kenton Node, ông Vũ Anh Tâm chuyển trạng thái sở hữu tại Công ty Tài Nguyên từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua doanh nghiệp vừa M&A năm 2019 là Công ty Phát triển Bất động sản Tài Nguyên...

VNF
Đại gia Vũ Anh Tâm rũ bùn đứng dậy sau 13 năm sa lầy ở 'siêu dự án' Kenton Node

Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên (viết tắt là Công ty Tài Nguyên) là một thương hiệu có vai vế trong lĩnh vực xây dựng, hạ tầng, bất động sản phía Nam. Ra đời năm 1996 với số vốn 2 tỷ đồng, hiện quy mô tài sản của Công ty Tài Nguyên ước đạt trên 10.000 tỷ đồng, thể hiện công sức gần 30 năm lao động tâm huyết của Chủ tịch Vũ Anh Tâm, doanh nhân sinh năm 1959, cựu giảng viên trường Giao thông vận tải.

Khởi nghiệp với ngành nghề chính là sản xuất vật liệu, nhà thầu xây dựng hạ tầng, chủ yếu tham gia các dự án về thủy điện, hạ tầng giao thông và hầm đường bộ. Công ty Tài Nguyên ghi dấu ấn với một số dự án nổi bật là công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân (liên danh với Công ty Hazama) và dự án đại lộ Hồ Chí Minh...

Sau năm 2001, Công ty Tài Nguyên quyết định tái cấu trúc, chuyển trọng tâm và từ xây dựng hạ tầng sang đầu tư và kinh doanh bất động sản, thay đổi diện mạo từ nhà thầu trở thành chủ đầu tư của các dự án lớn. Trong đó, tiêu biểu là dự án tòa nhà Vinatex - Tài Nguyên (số 10 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM), dự án PMR Evergreen (quận 7, TP.HCM)...

Doanh nghiệp thể hiện quyết tâm "nghĩ lớn, làm lớn" khi thực hiện dự án đầy tiềm năng là Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Thế nhưng trái ngược với kỳ vọng của Công ty Tài Nguyên, dự án Kenton Node không thể đem về vinh quang cho doanh nghiệp, mà còn kéo chủ đầu tư sa lầy mãi hơn 13 năm sau đó.

Dự án Kenton Node trước đây có tên là Kenton Residence, nằm trong khu quy hoạch đô thị mới tại Nam Sài Gòn, được mệnh danh “thiên đường nhiệt đới” với tổng diện tích 9,1ha, cùng 3 phân khu với 9 block và 1.640 căn hộ. Dự án sở hữu vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, kết nối các quận nội thành và đô thị mới Thủ Thiêm với cự ly gần, cảnh quan đẹp.

Năm 2009, dự án được khởi công và chính thức mở bán. Tổng vốn đầu tư cho Kenton Node thời điểm đó là 300 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng bất động sản giai đoạn 2009-2013, Công ty Tài Nguyên gặp vấn đề về vốn và dự án bị rơi vào cảnh "trùm mền" nhiều năm kế tiếp.

Đến năm 2017, dự án Kenton Node được tái khởi động với tên gọi mới. Với sự hậu thuẫn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), dự án Kenton Node có thêm 1.060 tỷ đồng để tiếp tục triển khai. Sau khi điều chỉnh quy hoạch, Kenton Node có diện tích hơn 11ha, là tổ hợp gồm căn hộ ở, căn hộ lưu trú, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát biểu diễn và trường học, phòng khám quốc tế. Trong đó, khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao với 288 phòng; khu condotel có 586 căn; khu căn hộ có 1.683 căn.

Dù vậy, thêm một lần nữa, dự án Kenton Node tiếp tục nằm bất động từ giữa năm 2018, bất chấp phần lớn các block nhà đã được xây thô và hoàn thiện bên ngoài từng phần. Nguyên nhân vẫn là do Công ty Tài Nguyên gặp khó khăn về dòng tiền, đỉnh điểm vào năm 2020, BIDV đã tiến hành "xiết nợ" Công ty Tài Nguyên với khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng, tài sản thế chấp là một phần dự án Kenton Node.

Cũng trong năm 2020, đối tác khác của Công ty Tài Nguyên là MSB phát đi thông cáo sẽ xử lý hơn 200 căn biệt thự thuộc dự án PMR Evergreen để thu hồi khoản vay quá hạn... Điều này thể hiện sức ép tài chính rất lớn đối với Công ty Tài Nguyên trong năm đầu tiên xuất hiện đại dịch Covid-19.

Gần đây, dự án Kenton Node xuất hiện triển vọng khả quan mới khi "ông trùm" địa ốc Novaland cho biết qua nhiều vòng thương thảo với Công ty Tài Nguyên, tập đoàn sẽ tiếp nhận dự án để làm dự án mới, dự định đổi tên thành Grand Sentosa và chính thức công bố ra thị trường trong năm 2022.

Mặc dù không tiết lộ giá trị của thương vụ, nhưng Novaland khẳng định các sản phẩm thuộc dự án này sắp tung ra sẽ rơi vào vùng giá của căn hộ hạng sang. Đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản TP.HCM, giúp tái khởi động "siêu dự án" sau 13 năm đỉnh trệ và tránh lãng phí nguồn lực xã hội.

Còn về phần mình, nhiều khả năng Công ty Tài Nguyên sẽ nhận được thêm khoản tiền chuyển nhượng hàng nghìn tỷ, qua đó bổ sung cho nguồn vốn lưu động, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế, năng lực tài chính của Công ty Tài Nguyên nhiều năm qua đã gặp rất nhiều ngặt nghèo. Tài liệu VietnamFinance có được thể hiện, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp là quá lớn so với bộ đệm vốn mỏng manh.

Cụ thể, các năm 2016-2017, Công ty Tài Nguyên duy trì nợ phải trả từ 6.492 tỷ đồng đến 7.991 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ đạt 296,8 tỷ đồng và 286,4 tỷ đồng, tức hệ số nợ trên vốn là 21,8 lần và 28 lần. Ba năm sau, nợ phải trả tiếp tục phình ra, tăng lần lượt lên 9.535 tỷ đồng, 9.859 tỷ đồng và vượt ngưỡng 10.043 tỷ đồng vào năm 2020, trong đó 6.947 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.095 tỷ đồng nợ dài hạn.

Nhằm giữ tỷ trọng nợ trên vốn ở một ngưỡng an toàn hơn, Công ty Tài Nguyên quyết định bơm thêm vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 1.450 tỷ đồng năm 2018, tăng tiếp lên 1.950 tỷ đồng năm 2020, giúp vốn chủ sở hữu đạt 1.363 tỷ đồng (2018), 1.362 tỷ đồng (2019) và 1.822 tỷ đồng (2020), hệ số nợ trên vốn nhờ đó giảm xuống còn 5,5 lần vào năm 2020. Tại ngày 31/12/2020, giá trị hàng tồn kho của Công ty Tài Nguyên là 7.407 tỷ đồng, tăng thêm 383 tỷ đồng so với năm trước.

Cũng sau những lần điều chỉnh vốn điều lệ, ông Vũ Anh Tâm đã thay đổi trạng thái sở hữu tại Công ty Tài Nguyên từ trực tiếp nắm cổ phần chi phối sang nắm gián tiếp, thông qua Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Tài Nguyên, doanh nghiệp thành lập ngày 1/7/2016, tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Gia Quý, được ông Tâm mua lại từ năm 2019.

Hiện vốn điều lệ của Bất động sản Tài Nguyên đạt 1.646,5 tỷ đồng, gấp 8,2 lần vốn sáng lập. Động thái này của ông Tâm là bước chuẩn bị cho thương vụ nhượng lại Công ty Tài Nguyên, chủ đầu tư dự án Kenton Node cho đối tác mới.

Về tình hình kinh doanh, ông chủ của dự án Kenton Node ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khiêm tốn với 6,9 tỷ đồng và 3,8 tỷ đồng các năm 2016-2017; tăng mạnh lên 83 tỷ đồng và đạt đỉnh 368,8 tỷ đồng vào năm 2019, trước khi giảm mạnh về còn 54,6 tỷ đồng năm 2020.

Khấu trừ chi phí và thuế, lợi nhuận ròng Công ty Tài Nguyên đạt 1,7 tỷ đồng (2016), 11,9 tỷ đồng (2018) và 330 triệu đồng (2019). Đáng nói năm 2017 và 2020, doanh nghiệp chịu lỗ ròng 10,8 tỷ đồng và 32,4 tỷ đồng. Tương ứng với đó, hai năm nay, dòng tiền kinh doanh của Công ty Tài Nguyên âm nặng với 751,3 tỷ đồng và 310,4 tỷ đồng.

Đối với Bất động sản Tài Nguyên, sau khi về tay ông Vũ Anh Tâm, đến hết năm 2020 doanh nghiệp vẫn chưa thể ngắt đà thua lỗ từ khi thành lập, nguyên nhân do không ghi nhận doanh thu nào. Trong khi đó, nợ phải trả tăng đáng kể, thêm 522 tỷ đồng năm 2020, chủ yếu do phát sinh khoản vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), với tài sản bảo đảm là lô cổ phần Công ty Tài Nguyên trị giá 400 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.