Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo đó, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có buổi làm việc với Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) ngày 31/05, Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ (USABC), gặp Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy và một số bạn bè ngày 05/06/2018.
Tại các cuộc gặp, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã đánh giá về tầm quan trọng của sự phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trên các lĩnh vực và thành công của các chuyến thăm cấp cao diễn ra liên tục trong hơn ba năm qua.
Vị đại sứ đặc biệt cảm ơn Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy và các bàn bè Hoa Kỳ vì những đóng góp quý báu, thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ.
Các cuộc toạ đàm với USABC, USCC đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam tham dự.
Cùng dự còn có Chủ tịch USABC Alex Feldman, Giám đốc phụ trách châu Á của USCC John Goyer, các Đại sứ, Đại diện các nước ASEAN, các quan chức chính quyền nhu Trợ lý Phó Tổng thống Mark Calabria, Giám đốc phụ trách an ninh kinh tế châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Josh Cartin, quyền Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Karl Ehlers, Phó Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Dianne Farrell cùng nhiều quan chức, học giả khác.
Nhân dịp này, USABC và USCC cũng tổ chức tiệc chia tay, đánh giá cao nỗ lực của Đại sứ Phạm Quang Vinh trong nhiệm kỳ công tác vừa qua, tin tưởng đà quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt gần 41,5 tỷ USD. Sau hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1994), kim ngạch hai chiều đã tăng tới 187 lần.
Cũng theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng trưởng ở mức cao.
Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng mạnh từ khoảng 1 tỷ USD vào năm 2001, đã lên trên 38,46 tỷ USD năm 2016 và có thể đạt trên 41 tỷ USD vào năm 2017. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 12 vào thị trường Hoa Kỳ (năm 2016).
Đặc biệt, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ là quan hệ thương mại song phương mà còn là tương tác thương mại. Thực tế giao thương thương mại Việt - Hoa Kỳ trong thời gian qua cho thấy, không chỉ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng tốt, Việt Nam cũng là thị trường phát triển nhanh nhất cho xuất khẩu của Hoa Kỳ trên thế giới.
Trong đó, năm 2015, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 24%, đạt 7,1 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, ngay cả không có TPP, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đạt khoảng 57 tỷ USD và xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã xuất khẩu vào Việt Nam một lượng hàng hóa không nhỏ. Cụ thể, năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 4,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng…
Xem thêm >> Tổng thống Putin: G7 nên hợp tác với Nga thay vì 'phát biểu bừa bãi'
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.