Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng số doanh nghiệp nằm trong danh sách kiểm tra của Tổng cục Thuế từ cuối năm 2017 đến nay là 14 công ty. Trong đó, 4 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 10 doanh nghiệp còn lại nằm ngoài Ninh Bình là thuộc diện quản lý của Cục Thuế Hải Dương, Nghệ An, Thái Bình, Đồng Tháp, Thanh Hoá và Hải Phòng.
Kết quả xác minh bước đầu cho thấy trong số 10 đơn vị nằm ngoài địa bàn Ninh Bình có 3 doanh nghiệp bị xử lý liên quan đến hoá đơn VAT và đều thuộc tỉnh Thanh Hoá. Cả 3 doanh nghiệp này đều bị phạt vì vi phạm với số tiền 15 triệu đồng mỗi đơn vị.
Tại tỉnh Ninh Bình, trong số 4 doanh nghiệp nằm trong diện kiểm tra thì nổi cộm nhất vẫn là Công ty TNHH Đạm Ninh Bình, với các khoản “chi phóng tay” cho các nhà phân phối, dẫn đến giảm doanh thu. Số tiền trả lãi cho nhà phân phối chưa có chứng từ theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, tổng số tiền mà Đạm Ninh Bình hỗ trợ giá trị vận chuyển bốc xếp cho 13 nhà phân phối đã đối trừ khi xuất hoá đơn là gần 1,29 tỷ đồng, dẫn đến giảm doanh thu số tiền tương ứng.
Cũng giai đoạn trên, Đạm Ninh Bình chi gần 2,59 tỷ đồng để hỗ trợ chi phí bán hàng gửi kho cho 13 nhà phân phối đã đối trừ khi xuất hoá đơn. Trong đó, năm 2013 là hơn 242 triệu đồng, làm giảm doanh thu số tiền tương ứng; giảm thuế VAT đầu ra 5% tương ứng với số tiền hơn 12 triệu đồng.
Năm 2014, tổng số tiền chi là hơn 1,8 tỷ đồng làm giảm doanh thu số tiền tương ứng, giảm thuế VAT đầu ra 5% tương ứng với gần 91 triệu đồng.Năm 2015, số tiền hỗ trợ khiến giảm doanh thu là hơn 526 triệu đồng.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, Đạm Ninh Bình đã trả lãi cho 13 nhà phân phối là gần 8,9 tỷ đồng. Trong đó, 2 năm có số lãi phải trả cao nhất là 2013(4,35 tỷ đồng) và năm 2014 là hơn 3,3 tỷ đồng.
Tổng số tiền trả lãi cho 13 nhà phân phối kể trên của Đạm Ninh Bình được cơ quan thuế xác định là chưa có chứng từ gốc theo quy định, dẫn đến chi phí không hợp lý tương ứng với số tiền 8,89 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề vì sao Đạm Ninh Bình chi số tiền kể trên dẫn đến giảm doanh thu nhưng không bị xử lý, Cục Thuế Ninh Bình cho rằng, việc xuất hoá đơn bán hàng của Đạm Ninh Bình và hai doanh nghiệp khác nữa đã quá thời hiệu xử phạt theo quy định của Bộ Tài chính. Vì thế, cơ quan thuế đã không xử phạt đối với các hành vi trên.
Đối với doanh thu, thuế giá trị gia tăng đầu ra tăng thêm và chi phí không hợp lý, theo cơ quan thuế do các khoản trên không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp vẫn lỗ và đang được khấu trừ thuế. Vì thế, Cục Thuế Ninh Bình chỉ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại cho phù hợp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.