Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng nào hút mạnh tiền gửi mạnh nhất 9 tháng đầu năm?
Theo báo cáo tài chính quý III/2023 được các ngân hàng niêm yết công bố, lượng tiền gửi khách hàng đã tăng 11,5% so với cuối năm 2022, tương ứng có tới 959.459 tỷ đồng chảy vào hệ thống ngân hàng sau 9 tháng. Đây là mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ vài năm lại đây. Tính đến hết tháng 9, tổng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 9,3 triệu tỷ đồng.
Số dư tiền gửi của hầu hết ngân hàng đều tăng trưởng dương sau 9 tháng. Duy nhất TPBank giảm chỉ tiêu này nhưng chỉ giảm nhẹ 0,6%.
Trong đó, quán quân tiền gửi hiện là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số dư tuyệt đối lên đến 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 7,5% so với hồi đầu năm.
Vị trí kế tiếp thuộc về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với số dư tiền gửi lần lượt là 1,35 triệu tỷ đồng và 1,31 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng tiền gửi tại 2 ngân hàng trên tính đến cuối tháng 9 so với hồi đầu năm lần lượt ở mức 8% và 5%.
Nhưng đây chưa phải là những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2023. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi mạnh nhất thuộc về Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank).
Sau 9 tháng, HDBank tăng đến 58,3% số dư tiền gửi so với đầu năm, mức tăng cao nhất toàn ngành, đạt hơn 341.000 tỷ đồng. Riêng trong quý III, tăng trưởng tiền gửi tại HDBank cũng lên tới
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng có tăng trưởng tiền gửi ấn tượng trong quý III. Tiền gửi của khách hàng tại nhà băng này cuối quý III/2023 đạt hơn 421.000 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm.
Ngoài VPBank và HDBank, nhiều ngân hàng cũng đạt mức tăng trưởng tiền gửi mạnh sau 9 tháng như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) với 24,9%; VietABank với 24,9%, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) với 22%, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) với 21%...
Nhiều ngân hàng khác ghi nhận mức tăng trưởng tiền gửi hai chữ số gồm: BaoViet Bank (18,6%), Bac A Bank (18,2%), Techcombank (14,1%), Sacombank (11,7%), MSB (10,7%), OCB (12,7%), ABBank (10,4%), Vietbank (13%) và Saigonbank (11,6%).
Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2023, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 12,4 triệu tỷ đồng, tăng hơn 5,3% so với đầu năm. Còn số dư tiền gửi của dân cư chiếm hơn 6,4 triệu tỷ đồng, tăng tới 11,8% so với đầu năm.
Giữa bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, các kênh đầu tư khác biến động khó lường, tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh hút khách dù lãi suất huy động liên tục giảm sâu kể từ cuối quý I đến nay.
Dòng vốn rẻ có dấu hiệu tăng trở lại
Dòng tiền nhàn rỗi của người dân vẫn tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng bất chấp lãi suất tiết kiệm liên tục giảm sâu. Đáng chú ý, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại các ngân hàng có dấu hiệu phục hồi so với quý I/2023 dù chưa trở lại mức cuối năm 2022.
Từ cuối năm 2022, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trên tổng huy động từ dân cư đã có xu hướng giảm mạnh do nền lãi suất tăng cao. Nhà đầu tư khi đó có xu hướng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao.
Nhưng từ quý II đến nay, lãi suất huy động liên tục giảm mạnh. Theo nhận định của các chuyên gia, thời điểm này, dù lãi suất thấp nhưng trước bối cảnh thị trường khó khăn, các kênh đầu tư khác bấp bênh. Đây được xem là cơ hội cho tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại.
Theo báo cáo tài chính quý III/2023, số dư tiền gửi không kỳ hạn của nhiều nhà băng đã có sự cải thiện đáng kể trong quý III/2023.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, Vietcombank ghi nhận tỷ lệ CASA tăng 1,1% so với cuối quý II, đạt 31,3% vào cuối tháng 9/2023. VietinBank có tỷ lệ CASA đạt 20%, tăng thêm 1,2% trong quý; BIDV có tỷ lệ CASA trong quý III đạt 18,3%, tăng 1,3% so với quý II.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Techcombank ghi nhận số dư CASA trong quý III tăng 3,2% so với quý II, tỷ lệ CASA trong quý III ở mức 33,6%. SeABank nâng tiền gửi không kỳ hạn trong quý III/2023 lên hơn 23.600 tỷ đồng, đạt 17,3%.
Nhìn chung, tỷ lệ CASA tại các ngân hàng dù chưa trở lại mức cuối năm 2022 nhưng đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi so với quý I/2023.
CASA là nguồn tiền có chi phí đầu vào rẻ, gần như bằng 0. Với lợi thế từ dòng vốn rẻ, các nhà băng có thể tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
CASA cải thiện phản ánh việc chính sách tiền tệ nới lỏng đang phát huy tác dụng, tài khoản thanh toán rủng rỉnh hơn so với trước đây và tính thanh khoản của nền kinh tế dần hồi phục.
Các chuyên gia nhận định tỷ trọng CASA vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng và ngân hàng nào càng đẩy mạnh chuyển đổi số, làm hài lòng người dùng sẽ càng có lợi thế trong cuộc đua hút vốn giá rẻ này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.