Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tiền vào ngân hàng vẫn tăng dù lãi suất tiết kiệm chạm đáy
Tiền gửi của cả người dân và các tổ chức kinh tế đều đã lên mức cao nhất trong lịch sử, bất chấp việc lãi suất ngân hàng liên tục được điều chỉnh giảm và đã xuống mức thấp kỷ lục.
Dữ liệu mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cập nhật cho thấy, dòng tiền nhàn rỗi của người dân tiếp tục chảy vào hệ thống ngân hàng bất chấp lãi suất xuống thấp. Có ngân hàng ghi nhận huy động vốn dân cư tăng tới 60% trong 9 tháng đầu năm.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 12,4 triệu tỷ đồng, tăng hơn 147 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 7 và tăng hơn 627 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022. Tính tổng trong 8 tháng đầu năm, tăng trưởng huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng đạt 5,31%.
Đáng chú ý, số dư tiền gửi của khách hàng dân cư cuối tháng 8 là hơn 6,4 triệu tỷ đồng, tăng hơn 43,7 nghìn tỷ đồng so với tháng 7, đồng thời đánh dấu chuỗi 21 tháng tăng trưởng dương liên tiếp. Còn từ đầu năm đến hết tháng 8, tiền gửi của người dân đã tăng tới 11,8%.
Số dư tiền gửi của doanh nghiệp đạt hơn 6 triệu tỷ đồng, tăng hơn 103 nghìn tỷ so với tháng 7, có sự phục hồi trở lại sau khi sụt giảm trong tháng 7.
Kể từ cuối năm 2022, khi lãi suất huy động bắt đầu đi lên, tiền gửi của dân cư đã liên tục chảy mạnh vào ngân hàng. Song kể cả khi lãi suất huy động bắt đầu giảm mạnh từ quý II/2023, người dân vẫn đua nhau gửi tiết kiệm. Nguyên nhân được cho là bởi bối cảnh thị trường nhiều biến động, các kênh đầu tư như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản chưa phục hồi khiến dòng tiền nhàn rỗi vẫn hướng đến ngân hàng dù lãi suất thấp.
Hiện lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang ở mức rất thấp. Mức lãi suất phổ biến ở nhiều kỳ hạn còn thấp hơn cả thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trong giai đoạn 2020 - 2021. Một số ngân hàng còn niêm yết lãi suất huy động dưới 3%/năm.
Tuy nhiên, tiền vẫn đổ vào ngân hàng. Tại Techcombank, tiền gửi khách hàng của nhà băng này tăng 14,1% trong 9 tháng đầu năm và tăng 7,1% trong quý III năm nay.
Năm nay, VPBank cũng ghi nhận tiền gửi tăng trưởng rất mạnh. Huy động từ khách hàng tại ngân hàng mẹ VPBank tăng tới 35% trong 9 tháng đầu năm, trong đó tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng tới 60% so với đầu năm.
Ngân hàng “đau đầu” vì thừa tiền
Trong báo cáo tài chính quý III/2023, một loạt ngân hàng báo lợi nhuận sụt giảm như: TPBank, VPBank, BacABank, PGBank, NCB...
Theo các ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sụt giảm trong quý III là do tình hình kinh doanh ảm đạm trong thời gian vừa qua. Huy động vốn gia tăng, trong khi tín dụng tăng trưởng chậm khiến biên lãi ròng (NIM) và lợi nhuận của một số ngân hàng sụt giảm. Ngoài việc cho vay bị chững lại thì nợ xấu gia tăng khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro cũng khiến lợi nhuận đi xuống.
Huy động vốn tăng nhanh hơn giải ngân cho vay cũng là nguyên nhân khiến gánh nặng chi phí của nhiều ngân hàng tăng lên, làm giảm biên lợi nhuận.
Đơn cử, tại Vietcombank, tới cuối tháng 9/2023, ước tính tiền gửi khách hàng tăng 8,3%, trong khi tín dụng chỉ tăng 3,6% so với đầu năm. Còn tại VIB, huy động vốn tăng 7% trong khi cho vay tăng 5%. Với HDBank, huy động vốn tăng 50%, trong khi cho vay chỉ tăng khoảng 12%.
Tăng trưởng huy động vốn tăng cao so với tăng trưởng tín dụng khiến các ngân hàng phải chịu áp lực rất lớn trong giải ngân vốn. Nhu cầu vay giảm, huy động vốn vẫn tăng khiến các ngân hàng thương mại tồn kho một lượng tiền rất lớn.
Việc tiền gửi tăng lên trong khi tăng trưởng tín dụng chậm đã gây ra tình trạng "thừa tiền" trong hệ thống ngân hàng, gây áp lực lên tỷ giá.
Tính đến ngày 11/10, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 6,29%, thấp hơn mức 6,92% vào cuối tháng 9 và thấp đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Giới phân tích cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng do không có tài sản bảo đảm, thế chấp. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp thời gian qua cũng không có nhu cầu vay vốn do không có đơn đặt hàng, việc kinh doanh trầm lắng. Một số doanh nghiệp có nhu cầu vay và đủ điều kiện vay thì mức lãi suất hiện tại vẫn còn cao, gây tâm lý e ngại. Từ đó dẫn đến câu chuyện ngân hàng huy động được nhiều vốn nhưng lại "ế" tiền, không thể cho vay.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng thừa nhận rất đau đầu vì thừa tiền mà không cho vay được. Ngân hàng cũng là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền, vậy nên tiền buộc phải đẻ ra tiền. Tiền một khi dư thừa, ứ đọng, không quay vòng được tức là "tiền chết", làm giảm hiệu quả của nền kinh tế.
Tại cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhận định chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú: "Thừa tiền khó hơn nhiều so với thiếu tiền. Các ngân hàng thương mại nói vui là đang thừa tiền, giống như các doanh nghiệp đang tồn kho hàng hóa, ngân hàng cũng đang tồn kho tiền".
Từng có nhiều đề xuất về việc hạ chuẩn cho vay để đẩy vốn ra nền kinh tế, song việc này khó khả thi.
Chia sẻ trong một hội thảo gần đây, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết chưa thể giải quyết ngay tình trạng thừa tiền bởi ngành ngân hàng vẫn cần phải đảm bảo an toàn hoạt động, nếu hạ tiêu chuẩn cho vay quá mức có thể gây ra tình trạng đổ vỡ hệ thống.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.