'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với các ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ, tiết giảm chi phí đầu vào, từ đó cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thế nên, thu hút tiền gửi không kỳ hạn đã, đang trở thành cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ CASA cao được coi như một thành tích của ngân hàng.
Vài năm lại đây, nhiều ngân hàng đã đầu tư nguồn lực lớn cho chuyển đổi số, nâng cấp công nghệ, miễn phí giao dịch, gia tăng trải nghiệm nhằm thu hút khách hàng. Vì thế, tỷ lệ CASA có lúc tới trên 40%, thậm chí là 50% tổng tiền gửi tại một số ngân hàng.
Tuy nhiên, dòng vốn rẻ này đang có xu hướng ngày một "khan hiếm", gây áp lực không nhỏ lên các ngân hàng. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I tại 27/28 ngân hàng niêm yết phản ánh sự sụt giảm mạnh của tiền gửi không kỳ hạn.
Từ mức hơn 50% hồi đầu năm 2022, đến hết quý I/2023, tỷ lệ CASA tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giảm xuống còn 32%, giảm 5 điểm % so với đầu năm 2023. Số dư tiền gửi không kỳ hạn mà Techcombank nắm giữ đến cuối tháng 3 chỉ còn 124.000 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm 2023.
Đứng đầu về tỷ lệ CASA hiện nay là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Hết quý I/2023, tỷ lệ CASA của MB đang ở mức 35,5% với số dư hơn 160.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ CASA của MB cũng không tránh khỏi xu hướng suy giảm chung. Tỷ lệ CASA của MB trong quý I/2023 đã giảm hơn 5 điểm % và số dư tuyệt đối cũng giảm 10,7% so với đầu năm 2023.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dù vẫn dẫn đầu toàn hệ thống về số dư CASA với hơn 387.700 tỷ đồng nhưng tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi tại ngân hàng này đã giảm từ mức 33,9% hồi đầu năm xuống còn 30,4% khi kết thúc quý I/2023.
Ngoài 3 ngân hàng trên, các ngân hàng có tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi giảm mạnh trong quý I/2023 còn có Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) (từ 31,1% xuống còn 22,6%); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) (từ 22,3% xuống còn 20,16%); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) (từ 20% xuống 18%)...
Tính chung trong quý I vừa qua, 28 ngân hàng niêm yết đang nắm giữ hơn 1,5 triệu tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn, giảm gần 11% so với đầu năm. Chỉ có duy nhất 1 ngân hàng ghi nhận số liệu tăng trưởng dương về CASA là Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với mức tăng 12,37% so với đầu năm, đưa số dư tiền gửi không kỳ hạn lên hơn 2.300 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ CASA ở các ngân hàng giảm mạnh là do bối cảnh kinh tế khó khăn, cơ hội đầu tư ít đi, trong khi đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ cuối năm 2022 đến đầu quý I/2023 lại tăng cao khiến khách hàng có xu hướng chuyển tiền từ tài khoản vãng lai vào tiền gửi có kỳ hạn để hưởng các mức lãi suất cao này.
Tuy vậy, các ngân hàng kỳ vọng CASA sẽ sớm tăng trưởng trở lại trong thời gian tới khi lãi suất giảm nhiệt, gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, tạo điều kiện góp phần giảm lãi vay trong thời gian tới.
Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá tỷ trọng CASA của toàn hệ thống hiện còn nhiều dư địa để mở rộng. Do đó, cuộc đua thu hút dòng vốn giá rẻ này vẫn sẽ sôi động trong thời gian tới. Ngân hàng nào càng chuyển đổi số mạnh mẽ, càng mang lại nhiều trải nghiệm hài lòng người dùng sẽ càng có lợi thế.
Còn Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng, tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn vẫn ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023 và sẽ được cải thiện hơn khi lãi suất huy động dần hạ nhiệt trong nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI dự báo tỷ lệ CASA bị ảnh hưởng chỉ là trong ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.