'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, đến cuối tháng 9, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) mới đạt 13,832 triệu tỷ đồng, tăng 3,21% so với hồi đầu năm và chỉ tăng 7,4% so với cùng thời điểm năm 2021. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ đầu năm 2012.
Trong quý III/2022, quy mô cung tiền đã giảm gần 75.941 tỷ đồng, tương đương gần 0,55%. Vào cuối tháng 7, quy mô cung tiền giảm tới 147.319 tỷ đồng. Chênh lệch giữa số dư tiền gửi và dư nợ tín dụng gây sức ép lên thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng cung tiền bắt đầu lao dốc mạnh kể từ cuối tháng 3, thời điểm NHNN bắt đầu đẩy mạnh hoạt động bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.
Đến ngày 23/9, lần đầu tiên kể từ tháng 5/2011, NHNN đã tăng một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng thêm 1 điểm %.
Ngay sau động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN, cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại bắt đầu "nóng". Từ cuối tháng 9 đến nay, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên cao. Một số ngân hàng có tới hàng chục lần điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm ở mọi kỳ hạn. Thậm chí, có ngân hàng tăng lãi suất 2-3 lần/tuần để hút vốn.
Nhiều ngân hàng đã tăng thêm 3-4%/năm lãi suất cho các kỳ hạn dài, trong khi các kỳ hạn ngắn cũng đã tăng thêm khoảng 2%/năm. Hiện mức lãi suất 9%/năm tại các ngân hàng đã không còn hiếm. Mức lãi suất 10%/năm cũng đã quay trở lại thị trường.
Song dù các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động nhưng tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng vẫn thấp kỷ lục. Không ít ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm về quy mô tiền gửi trong quý III và 9 tháng đầu năm.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm, tiền gửi của toàn hệ thống tăng hơn 475.000 tỷ đồng, đạt 13,83 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 4,33% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 6,38% trong khi tiền gửi của các doanh nghiệp chỉ tăng 2,43%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiền gửi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng tới 11,05%, đạt hơn 11,57 triệu tỷ đồng.
Huy động vốn tính đến cuối tháng 10 mới chỉ tăng khoảng 4,6% so với đầu năm. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua.
Cung tiền tăng trưởng chậm khiến nền kinh tế thiếu hụt thanh khoản. Nhân viên của một số ngân hàng cho hay, hiện nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng các ngân hàng chỉ giải ngân cho khách hàng theo hướng nhỏ giọt do đã cạn room tín dụng.
Theo Chứng khoán VietinBank, các ngân hàng thương mại có khả năng tăng mạnh lãi suất huy động trên cả thị trường 1 và thị trường 2 để chuẩn bị vốn cho giải ngân tín dụng năm 2023. NHNN sẽ rất thận trọng nới room tín dụng trong năm 2023, nhằm tránh cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường 1 nếu tình hình tỷ giá vẫn còn căng thẳng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.