Đằng sau sự bùng nổ của thương mại toàn cầu trong thời dịch

Thảo Phương - 27/08/2021 07:27 (GMT+7)

Thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ dù các chuỗi cung ứng chịu nhiều sức ép. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, giá cả tăng cao cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng.

Theo CNN, việc mở cửa lại cảng container đông đúc thứ 3 thế giới ở Trung Quốc là tin tốt cho thương mại toàn cầu. Hôm 25/8, một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn đã được hoạt động trở lại sau hai tuần đóng cửa.

Trước đó, các nhà chức trách đã phải đóng cửa bến tàu sau khi phát hiện một nhân viên có kết quả dương tính với Covid-19. Cảng xử lý khoảng 78.000 container mỗi ngày.

Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu quanh khu vực Thượng Hải và chuỗi cung ứng vốn đang lao đao vì đại dịch và thiên tai. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng chậm trễ.

Hôm 25/8, một bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng container đông đúc thứ 3 thế giới, đã được hoạt động trở lại sau hai tuần đóng cửa. Ảnh: Reuters.

Nhiều sức ép

Kể từ đầu năm đến nay, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đè nặng bởi sự gián đoạn do dịch Covid-19 và tình trạng thiếu hụt những mặt hàng quan trọng như chip máy tính. Theo giới quan sát, đợt bùng dịch mới ở châu Á sẽ làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng của nguồn hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới.

Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm mới và tử vong. Nhiều nhà máy trong khu vực cũng phải ngừng sản xuất hàng điện tử, may mặc và những mặt hàng khác. Biến chủng Delta đã xuất hiện và lây lan nhanh ở Trung Quốc.

Trên thực tế, số ca nhiễm được ghi nhận ở Trung Quốc thấp hơn nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp cách ly ổ dịch, thắt chặt kiểm soát di chuyển và xét nghiệm hàng loạt để ngăn ngừa virus lây lan.

Đợt bùng dịch ở châu Á có thể làm trầm trọng tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng của nguồn hàng hóa sản xuất lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters.

Trước khi đóng cửa bến tàu ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn, cảng Diêm Điền tại Thâm Quyến cũng bị dừng hoạt động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận chuyển quốc tế.

"Biến chủng Delta có thể sẽ làm gián đoạn đáng kể thương mại ở châu Á. Tính đến nay, hầu hết thị trường đều kiểm soát virus tốt. Nhưng nếu virus tiếp tục lan rộng, vận may sẽ không còn kéo dài ở nhiều nơi", ông Deborah Elms, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á (có trụ sở tại Singapore), nhận định.

Sự bùng nổ xuất khẩu vốn là lá chắn của các nền kinh tế dựa vào thương mại trong thời kỳ đại dịch. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự báo châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng 8% vào năm nay trong thương mại hàng hóa toàn cầu.

Thương mại bùng nổ

Tuy nhiên, theo các dữ liệu mới nhất, thương mại toàn cầu vẫn đang bùng nổ. Điều đó tiếp nhiệt lượng cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong quý II/2021, giá trị thương mại hàng hóa quốc tế của G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) đạt kỷ lục mới.

Một báo cáo mới từ Văn phòng Phân tích Chính sách Kinh tế CPB Hà Lan (thay mặt Ủy ban Châu Âu) chỉ ra thương mại hàng hóa thế giới đang ổn định ở mức rất cao sau khi phục hồi "mạnh mẽ".

Theo tổ chức, thương mại hàng hóa toàn cầu cao hơn khoảng 5% so với trước đại dịch.

Câu hỏi đặt ra là vì sao thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ khi các chuỗi cung ứng chịu quá nhiều sức ép. Một phần nguyên nhân là sức mạnh của người tiêu dùng. Khách hàng đã thoải mái mua sắm sau nhiều tháng tiết kiệm do ảnh hưởng từ đại dịch.

Giá cả hàng hóa leo thang cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng của thương mại toàn cầu. Điều này gửi đi một tín hiệu mơ hồ cho nền kinh tế trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách lo ngại về lạm phát

Hãng tin CNN

Đầu tháng 8, cảng Long Beach cho biết đã xử lý số lượng container kỷ lục trong tháng 7 do "nhu cầu tiêu dùng phục hồi". Vào tháng 7, cảng Los Angeles cũng xử lý nhiều container hơn 4% so với cùng kỳ năm 2020.

"Sự gia tăng nhập khẩu bền vững và đáng kể này đã đẩy chuỗi cung ứng lên một tầm cao mới", ông Gene Seroka - Giám đốc điều hành cảng Los Angeles - bình luận.

OECD cho biết nhu cầu hàng hóa cao hơn, nhất là từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đóng vai trò quan trọng. Xuất khẩu của Australia tăng 10% trong quý trước do doanh số bán kim loại, than và ngũ cốc gia tăng. Xuất khẩu của Brazil cũng tăng 29% nhờ nhu cầu quặng sắt và đậu nành.

Tuy nhiên, theo OECD, giá cả hàng hóa leo thang cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng. Nếu doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho ngô, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị của các lô hàng tăng lên.

"Điều này gửi đi một tín hiệu mơ hồ cho nền kinh tế trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách lo ngại về lạm phát", hãng tin CNN nhận định.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.