Đánh cược vào Trung Quốc, canh bạc 'được mất' của người nông dân

Khánh Tú - 15/11/2023 23:29 (GMT+7)

(VNF) - Không thể chối cãi rằng thị trường tỷ dân của Trung Quốc luôn là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, đằng sau cơ hội vàng đấy là thách thức làm sao để không bị quá phụ thuộc vào thị trường này.

VNF
Ảnh minh họa.

Nhu cầu của Trung Quốc với nông sản, hải sản cùng nhiều loại thực phẩm nước ngoài đã tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ thuận với sự giàu có của người tiêu dùng.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, lượng thực phẩm nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng lên hơn 200 tỷ USD mỗi năm, từ mức 15 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỷ trước. Con số này của Trung Quốc cũng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Những người trồng bơ ở Kenya, người trồng đậu nành ở Nga, người trồng chuối ở Campuchia và cả người trồng sầu riêng ở Việt Nam đều đang kiếm lợi nhuận không nhỏ từ thị trường Trung Quốc.

Nông dân ở nhiều nước trên thế giới hưởng lợi từ việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị chậm lại trong thời gian gần đây và dân số giảm dần thì nhu cầu về thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò và trái cây nhiệt đới của người dân Trung Quốc vẫn cao ở mức đáng kinh ngạc.

Vào năm ngoái, người Trung Quốc đã tiêu thụ hơn 800.000 tấn sầu riêng nhập khẩu và gần 6 triệu tấn thịt nhập khẩu, dẫn đầu thế giới. Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng đã mua 90 triệu tấn đậu nành từ nước ngoài, chiếm khoảng 60% lượng tiêu thụ toàn cầu.

Việc cung cấp thực phẩm cho tầng lớp trung lưu đông đảo của Trung Quốc đã mang đến cơ hội nâng cao thu nhập của người dân ở các vùng nông thôn nghèo và các quốc gia nông nghiệp. Thế nhưng, thực trạng này cũng đặt ra một thách thức mới, đó là làm sao thể thâm nhập vào thị trường khổng lồ này mà không bị quá phụ thuộc vào nó.

Trong những năm gần đây, không ít quốc gia đã nhiều lần điêu đứng trước lệnh hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc. Nước này đã từng hạn chế nhập khẩu cá hồi Na Uy, dứa Đài Loan, chuối Philippines và tôm hùm Úc.

Giám đốc Yun Sun tại Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn ở Washington, nhận định: “Với quy mô của nền kinh tế như hiện nay, Trung Quốc luôn có thể sử dụng thương mại để trừng phạt các quốc gia khác, và đó là một rủi ro vô cùng lớn đối với những nước xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc”.

Sầu riêng từ cây trồng xóa đói giảm nghèo thành cây trồng triệu USD.

Một rủi ro lớn hơn nữa là khi cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lớn hơn, người dân ở nhiều nơi sẽ có xu hướng dồn sức sản xuất mặt hàng đó. Theo bà Yun Sun, điều này có thể dẫn đến cái gọi là “sự đơn nhất hóa”, hay dễ hiểu hơn là nền kinh tế địa phương sẽ dồn sự tập trung vào một sản phẩm, khiến nó dễ bị tổn thương nếu có gián đoạn.

Điều này dường như đang xảy ra tại Tây Nguyên, nơi nổi tiếng với cà phê Robusta được bán khắp thế giới. Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, Bắc Kinh đã mở cửa cho nhập khẩu sầu riêng Việt Nam với quy mô lớn và nhiều hộ nông dân đã bắt đầu nhổ bỏ cây cà phê để trồng sầu riêng.

Chia sẻ với tờ WSJ, ông Bế Đức Huỳnh, một nông dân ở Tây Nguyên, người đã bỏ cả vụ cà phê để trồng sầu riêng cho biết số tiền anh kiếm được từ một ha sầu riêng nhiều gấp 5 lần số tiền anh kiếm được từ cà phê. Trong năm nay, anh Huỳnh đã thu hoạch 4 tấn sầu riêng và tất cả chúng đều được xuất sang Trung Quốc.

Với nhu cầu tăng đột biến từ thị trường Trung Quốc, không chỉ anh Huỳnh, nhiều người dân ở Tây Nguyên cũng đã lựa chọn chặt cây hồ tiêu, cà phê để trồng sầu riêng. “Mấy năm trước người ta coi sầu riêng là cây trồng để xóa đói giảm nghèo. Bây giờ sầu riêng đã trở thành thức quả trị giá hàng triệu USD”, một thương lái sầu riêng cho hay.

Nhiều người dân sẵn sàng chặt bỏ cà phê, tiêu để trồng sầu riêng.

Trung Quốc đã mua khoảng 90% xuất khẩu sầu riêng từ Việt Nam. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng bán phần lớn thanh long, chuối, xoài và mít cho thị trường láng giềng này. Theo số liệu chính thức do nhà cung cấp dữ liệu CEIC tổng hợp, trong những tháng gần đây, khoảng 60% xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, tăng từ mức hơn 33% cách đây một thập kỷ. 

Trong khi nhiều người vẫn lạc quan và cho rằng cơ hội phát triển của xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc vẫn còn rất lớn khi thị trường tỷ dân này vẫn chưa được khai phá hết thì nhiều người vẫn lo lắng về sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường.

Trước nỗi lo này, bà H’Meng đã trồng hàng trăm cây sầu riêng trong những năm gần đây và hiện đang có kế hoạch trồng thêm cà phê vì giá cả dù rẻ nhưng vẫn ổn định hơn và thị trường cà phê không bị tập trung quá mức vào một quốc gia.

Vào đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp cũng đã đưa ra khuyến cáo người dân không tự phát chặt phá cây trồng khác, cây trồng truyền thống như cà phê, hồ tiêu để mở rộng diện tích và trồng sầu riêng ở những khu vực không phù hợp. Đồng thời, các chuyên gia nông nghiệp cũng khuyến khích người dân đa dạng hóa thị trường, hướng đến các thị trường khác ngoài Trung Quốc.

Theo WSJ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.