Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như thường lệ, tháng 3 hàng năm là thời điểm chuẩn bị bước vào mùa đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐ) hàng năm của các công ty cổ phần đại chúng. Đây là dịp các nhà đầu tư, các cổ đông có thời gian gặp gỡ, trao đổi với ban điều hành các doanh nghiệp để nắm thông tin về kết quả hoạt động, định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho năm mới.
Theo đó, những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, minh bạch trong quản lý tài sản sẽ tạo được sự ủng hộ của cổ đông và thường diễn ra êm đẹp. Ngược lại, sẽ là những cuộc chất vấn ‘rát’ của các cổ đông cho đến khi có sự đồng thuận đối với những doanh nghiệp đang có nhiều 'điểm nghẽn' trong hoạt động kinh doanh.
Đến nay, một trong những điểm nóng đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2019 là Thủy Sản Hùng Vương (HVG). Doanh nghiệp này sau nhiều năm kinh doanh bết bát đang kỳ vọng rất lớn vào khả năng đạt được mức thuế bằng 0 đối với mặt hàng cá tra – basa xuất sang Mỹ sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ POR14.
Ngoài ra, doanh nghiệp chưa cho thấy sự khởi sắc trong kinh doanh và phải liên tục thực hiện bán tài sản để cơ cấu lại các khoản nợ vay và bổ sung vốn lưu động.
Khá tương đồng với HVG là Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG), doanh nghiệp này luôn là điểm nóng được các nhà đầu tư quan tâm. Hiện HAG vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc với nhiều khó khăn về tài chính và nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Mặc dù trong năm 2018, Thaco đã bỏ ra 7.800 tỷ đồng đầu tư vào HAG bao gồm sở hữu 30% cổ phần HAGL Agrico (HNG) và cổ phần dự án bất động sản tại Myanmar kèm cam kết sẽ tái cơ cấu khoản nợ 14.000 tỷ đồng nợ của Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, tình hình tài chính đến cuối năm 2018 của HAG vẫn chưa khá hơn. Tại ngày 31/12/2018, các khoản nợ vay ngắn hạn của HAG hơn 7.000 tỷ đồng và 14.800 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Trong đó, một số ngân hàng đã xác nhận không thu nợ trước hạn đối với các khoản vay bị vi phạm.
Theo đó, chủ đề về tái cơ cấu nợ vay và kế hoạch kinh doanh như thế nào để thoát khỏi ‘vũng lầy’ mà doanh nghiệp này sa vào giai đoạn trước đó sẽ vẫn còn nguyên vẹn.
Ở lĩnh vực ngân hàng, đại hội của Eximbank (mã EIB) dự kiến sẽ còn nhiều phức tạp sau những gì đã diễn ra trong năm 2018 khiến doanh nghiệp này phải trích lập 390 tỷ đồng cho khoản tiền mà ngân hàng này làm thất thoát của khách hàng. Theo đó, EIB đã phải ghi lỗ tới 309 tỷ đồng trong quý IV/2018, kéo lợi nhuận trong năm 2018 giảm 19% so với năm trước đó.
Không những vậy, EIB với tiền sử tranh quyền kiểm soát gay gắt nhiều năm qua vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Đặc biệt khi mà nhóm cổ đông Nam Á do bà Lương Thị Cẩm Tú đại diện có xu hướng gia tăng cổ phần trong năm vừa qua. Nhân sự cấp cao của Eximbank được nhiều dự báo sẽ còn biến động trong năm 2018.
Không chỉ có EIB, ông lớn Vietbinbank (mã CTG) cũng dự kiến thu hút sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư. Bởi đây là ngân hàng có ‘room’ mở nhất, với tỷ lệ sở hữu nhà nước thấp nhất trong khối NHTMCP quốc doanh.
Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là khả năng tăng vốn của ngân hàng trong năm nay có thể diễn ra hay không? Khi hiện tại, nhu cầu tăng vốn của CTG là rất cấp thiết nhưng khả năng tăng vốn của CTG là rất thấp bởi kẹt cả 2 yếu tố là tỷ lệ sở hữu nhà nước đã về dưới 65% và ‘room’ cho NĐT nước ngoài cũng không còn.
Ngoài ra, những ngân hàng khác như VPB, HDB, TCB sẽ phải giải trình trước cổ đông về tình trạng cổ phiếu rớt giá thảm hại trong năm 2018. Nguyên nhân từ đâu sẽ phải được các lãnh đạo NH có câu trả lời thích đáng cho cổ đông.
Riêng STB của Sacombank sẽ vẫn là vấn đề cũ, đó là tình hình xử lý nợ xấu và ‘ẩn số’ phía sau các khoản lãi, phí dự thu lên đến hơn 23.000 tỷ đồng. Con số nợ xấu thực sự của ngân hàng là bao nhiêu?
Cùng với ngân hàng, nhóm doanh nghiệp ngành bất động sản cũng dự kiến sẽ chịu những áp lực không kém từ phía cổ đông. Đặc biệt là những chính sách hạn chế tín dụng từ NHNN như giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn xuống 40% và việc các thủ tục cấp phép dự án bị trì hoãn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận ngành BĐS.
Theo đó, những doanh nghiệp thâm dụng vốn và dính đến công sản được dự báo sẽ làm gì để thoát khỏi khó khăn để mang về lợi nhuận cho cổ đông cũng sẽ được quan tâm rất lớn.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp dầu khí cũng được dự báo vẫn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm lớn trong năm nay. Đặc biệt là PVD của của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Sau quá trình suy giảm sâu, cổ phiếu PVD đang có những tín hiệu phục hồi. Quá trình phục hồi có kéo dài hay không phụ thuộc rất lớn vào khối lượng công việc mà doanh nghiệp này có thể triển khai trong năm 2019.
Xem thêm: Trước thềm đại hội cổ đông bất thường, 7 thành viên HĐQT Vinaconex xin từ nhiệm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.