Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Nga ngày 1/11, giá bình quân dầu Urals hàng đầu của Nga trong tháng 10 là 81,52 USD/thùng, cao hơn 35% so với mức giá trần 60 USD do G7 và EU đưa ra.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu Urals tăng 15%. Vào tháng 10/2022, một thùng dầu của Nga được giao dịch ở mức bình quân là 70,62 USD.
Tuy nhiên, xét theo tháng, giá dầu Urals đã giảm gần 2%. Vào tháng 9, một thùng dầu Urals của Nga có giá bình quân là 83,08 USD/thùng.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, giá dầu Urals trung bình giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022, đứng ở mức 61,84 USD/thùng so với 79,57 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết vào tháng trước rằng doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 1,8 tỷ USD trong tháng 9, mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Cơ quan này lý giải mức tăng đột biến này là nhờ sự kết hợp giữa tăng trưởng trong tổng khối lượng xuất khẩu và giá trung bình cao hơn.
Khi doanh thu xuất khẩu tăng lên thì nguồn thu thuế vào kho bạc của Nga cũng tăng theo, lên khoảng 1.000 tỷ ruble (10,6 tỷ USD) vào tháng 9 vừa qua.
Xuất khẩu của Nga sang EU, Mỹ, Anh và các nước phương Tây khác đã giảm 53% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, nhưng phần lớn đã được thay thế bằng xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ khi tăng 40 % so với cùng kỳ.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giới hạn giá đối với dầu thô của Nga được đưa ra vào cuối năm 2022 dường như ngày càng không thể thực thi được do giá Urals tăng đột biến gần đây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây cũng đã thừa nhận rằng việc áp đặt trần giá đối với dầu mỏ của Nga đã không mang về hiệu quả như mong đợi.
Theo bà Yellen, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ khi mức trần giá dầu được áp dụng. Thế nhưng, hiệu quả của cơ chế này đã giảm sút do Nga bổ sung thêm đội tàu “ma” cũng như điều chỉnh chính sách về tiền bảo hiểm.
Trong báo cáo mang tên Triển vọng Thị trường hàng hoá cơ bản (Commodity Markets Outlook) vừa được công bố mới đây, WB cảnh báo giá dầu thô có thể tăng vọt qua ngưỡng 150 USD/thùng nếu xung đột ở Trung Đông leo thang.
Một tình huống như vậy sẽ đặt ra nguy cơ lặp lại cú sốc dầu lửa của những năm 1970 nếu các quốc gia sản xuất dầu lớn trong khu vực cắt giảm nguồn cung năng lượng này.
Cụ thể, theo kịch bản dự báo cơ bản mà WB đưa ra, giá hàng hoá cơ bản toàn cầu sẽ giảm 4,1% trong năm 2024, trong đó giá dầu sẽ giảm còn bình quân 81 USD/thùng từ mức bình quân 90 USD/thùng trong quý 4/2023, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng kịch bản này có thể bị đảo ngược chóng vánh nếu xung đột ở Trung Đông leo thang. Trong kịch bản xấu nhất, nguồn cung dầu toàn cầu có thể giảm 6-8 triệu thùng/ngày, đẩy giá dầu tăng lên khoảng từ 140-157 USD/thùng, nếu các nước Arab sản xuất dầu như Saudi Arabia có động thái cắt giảm xuất khẩu dầu.
Trong các kịch bản có sự gián đoạn nguồn cung ở mức độ thấp và trung bình, giá dầu có thể tăng lên mức từ 102-121 USD/thùng, theo báo cáo. Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu hiện đang ở mức 102 triệu thùng/ngày.
Xem thêm >> Tòa án Đức yêu cầu trả lại siêu du thuyền lớn nhất thế giới cho tỷ phú Nga
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.