‘Đế chế’ cảng biển của Trung Quốc: Vẽ lại bản đồ 'quyền lực' hàng hải toàn cầu
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".
Trung Quốc xây dựng "đế chế" cảng biển thế giới như thế nào?
Ngày 9/5, các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng cảnh báo về mối lo ngại an ninh khi các tập đoàn Trung Quốc đang dần “thâu tóm” nhiều cảng biển quan trọng trong khu vực.
Trên thực tế, đến nay, Trung Quốc đã mua lại quyền vận hành hoặc cổ phần sở hữu của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, trải dài từ miền Nam châu Á, đến Trung Đông, châu Âu, và thậm chí cả Nam Mỹ, khu vực vốn được xem là "sân sau" của Mỹ.

Vận tải biển đóng vai trò then chốt trong thương mại toàn cầu. Theo thống kê, 80% khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển.
Với hệ thống cảng biển trải dài khắp các châu lục, Trung Quốc hiện là nước đi đầu trong lĩnh vực hàng hải. Qua đó, Trung Quốc có thể gia tăng mạnh mẽ quyền lực về thương mại và chính trị trên toàn cầu.

Cam kết của Trung Quốc về những cảng biển hiện đại, được xây dựng nhanh chóng cùng các khoản vay hấp dẫn đã thu hút nhiều chính phủ trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và thiếu nguồn lực.
Hình thức tham gia của Trung Quốc vào các dự án cảng biển thế giới rất đa dạng, từ sở hữu 100% vốn đầu tư, đến nắm giữ cổ phần. Chiến lược này cực kỳ thành công đối với các nước thuộc khu vực Nam bán cầu, đặc biệt là châu Phi. Riêng tại châu Phi, Trung Quốc đang nắm quyền khai thác và vận hành hơn 50 cảng biển.

Một trong những cảng biển nổi bật của Trung Quốc tại châu Phi là cảng Kribi ở Cameroon. Năm 2011, một công ty quốc doanh Trung Quốc bắt đầu xây dựng tại đây một cảng nước sâu hiện đại. Với khoản đầu tư hơn 1 tỷ USD, Kribi ngày nay đã trở thành trung tâm thương mại trọng yếu cho khu vực Trung và Tây Phi.

Vì sao Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào các cảng biển trên thế giới?
Hơn 90% thương mại của Trung Quốc vận chuyển bằng đường biển. Các chuyên gia đánh giá, việc kiểm soát mạng lưới cảng biển trên khắp thế giới mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế to lớn, từ đảm bảo chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy thương mại đến thu hút đầu tư.

Theo tờ Financial Times, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc hiện đang ở vị thế "không thể so sánh". Điều này khiến các doanh nghiệp phương Tây dẫu có muốn dịch chuyển sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi dịch chuyển sản xuất đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển, lĩnh vực mà Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn về sức mạnh trong nhiều năm qua.
Nhưng ngoài mục tiêu kinh tế, nỗ lực mở rộng mạng lưới cảng biển của Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.
Về địa chính trị, hệ thống cảng biển giúp Trung Quốc kiểm soát những tuyến đường biển huyết mạch, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và toàn cầu, đặc biệt thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, củng cố vị thế cường quốc của Trung Quốc.
Về mặt quân sự, Trung Quốc không có mạng lưới căn cứ quân sự cùng lực lượng triển khai ở nước ngoài như Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh âm thầm gia tăng ảnh hưởng bằng mạng lưới gần 160 cảng biển thương mại mà các công ty Trung Quốc sở hữu và vận hành trên toàn cầu.
Các cảng thương mại đã trở thành nền tảng hậu cầu quan trọng cho hoạt động của quân đội Trung Quốc trên toàn cầu.
Lợi ích từ các dự án cảng của Trung Quốc thường có tác động tích cực trực tiếp và ngay lập tức đến các nền kinh tế địa phương.
Chẳng hạn, đầu tư của Trung Quốc vào cảng Piraeus của Hy Lạp đã biến nó thành một trong những cảng trung tâm chính của Địa Trung Hải, mang lại tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.

Trung Quốc hỗ trợ cho nước sở tại những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà họ không đủ khả năng tự thực hiện. Sau đó Trung Quốc tiếp tục cung cấp hàng hóa, hoạt động kinh doanh và các nhà đầu tư khác để giúp vận hành thành công các dự án đó. Về cơ bản, Trung Quốc sẽ cung cấp cả người mua và người bán cho các dự án cảng.
Tuy nhiên, chính phủ nước sở tại có thể đình chỉ hoạt động của cảng biển, kiểm soát đáng kể hoặc quốc hữu hóa các cơ sở của Trung Quốc trong trường hợp xung đột nổ ra.
Trung Quốc nắm cổ phần tại hơn 30 cảng biển châu Âu: EU gióng hồi chuông cảnh báo
Cận cảnh Trung tâm Hành chính mới gần 3.000 tỷ của Hải Phòng
(VNF) - Trung tâm Chính trị - Hành chính TP sau khi hợp nhất với tỉnh Hải Dương đặt tại khu đô thị Bắc sông Cấm, TP Thủy Nguyên hiện nay. Ngày 13/5 tới đây Hải Phòng sẽ tổ chức lễ gắn biển Trung tâm Chính trị Hành chính và Trung tâm Hội nghị - biểu diễn thành phố.
Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.
Ngắm cảng nước sâu đầu tiên do tư nhân đầu tư, quy mô lớn nhất Miền Bắc
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.
'Khảo sát' tiến độ Sun Urban City 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam
(VNF) - Dự án Sun Urban City 35.000 tỷ đồng của Sun Group đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp vận hành công viên nước Sun World dịp 30/4 cũng như bàn giao những căn hộ đầu tiên vào tháng 6.
Ngắm toàn cảnh Ecopark từ trên cao: Điểm nhấn của đô thị Văn Giang
(VNF) - Sự xuất hiện và phát triển của khu đô thị Ecopark đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bất động sản tại huyện Văn Giang.
Ngắm cây cầu nối Đà Nẵng - Quảng Nam trước giờ thông xe
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.
Cảnh ngổn ngang trên tuyến Vành đai 2.5 chậm tiến độ hơn một thập kỷ
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.
Diện mạo hầm chui nút giao hiện đại nhất TP.HCM thông xe dịp 30/4
Hầm chui HC1 tại nút giao An Phú (TP Thủ Đức) đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe trước 30/4, kỳ vọng giảm ùn tắc tại cửa ngõ TP.HCM.
Cận cảnh các trụ sở bị 'phá dỡ' để mở rộng không gian Hồ Hoàn Kiếm
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.
Cập nhật tiến độ xây dựng Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng
(VNF) - Dự án VSIP Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 1.555 tỷ đồng, sau gần 1 năm khởi công, công trường thi công rất ảm đạm. Có thời gian dài dự án dường như bất động…
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.
Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Hình ảnh đón đội tuyển bóng đá Việt Nam mang Cúp vàng về nước
(VNF) - Sau hơn một giờ di chuyển, máy bay chở đội tuyển Việt Nam từ Thái Lan đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Rất đông người hâm mộ có mặt từ sớm để chào đón đoàn quân của HLV Kim Sang-sik. Cùng ngày, chiều 6/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt và chúc mừng Đội tuyển bóng đá nam quốc gia nhân dịp đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.
Những hình ảnh đầu tiên công viên giải trí khổng lồ trên Đảo tỷ phú ở Hải Phòng
(VNF) - Vinhomes Royal Island cũng là đại đô thị đầu tiên sở hữu riêng một công viên vui chơi giải trí VinWonders với Safari ngay trong nội khu.
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thăm khu đất sát nghĩa trang đấu giá 262 triệu/m2 ở Hà Đông
Lô đất mang ký hiệu 1A-03 tại khu Đống Đanh - Đồng Cộc (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) dù nằm sát nghĩa trang nhưng vừa trúng đấu giá lên đến hơn 262 triệu đồng/m2.
Xẻ núi cao, vượt sông sâu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh
(VNF) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh có 4 dự án thành phần, gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt, Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và Vũng Áng - Bùng với tổng chiều dài 107,22km.
Diện mạo cao tốc Bến Lức đoạn qua TP HCM sắp thông xe
Sau 10 năm xây dựng, đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành từ nút giao tuyến TP. HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 dài 4 km, hoàn thành 95% khối lượng, sẽ thông xe cuối năm.
Những dự án nghìn tỷ trên tuyến đường huyết mạch TP.Thủ Đức
Đường Liên Phường khi hoàn thiện giúp người dân dễ dàng di chuyển từ khu vực quận 9 cũ vào trung tâm TP, giải tỏa áp lực cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và nút giao An Phú.
Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh
(VNF) - Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ sở chỉ hoạt động ít năm rồi bỏ không suốt gần 10 năm qua. Giờ đây, cơ sở này trở nên hoang tàn, đổ nát.
Lào Cai sau lũ: Nhà xưởng đổ nát chưa dựng lại, thủy điện vẫn ngập bùn đất
(VNF) - Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, để lại hậu quả khó khắc phục cho nhiều doanh nghiệp tại Lào Cai.
Cao ốc 'mọc như nấm' ven Đại lộ Thăng Long
Ngày càng nhiều dự án chung cư mọc lên dọc Đại lộ Thăng Long. Giá căn hộ tăng cao qua từng năm, khoảng cách giá với các quận trung tâm dần thu hẹp.
Nỗi đau Thủy điện Đông Nam Á – Nậm Lúc: Đồng nghiệp mãi ra đi, nhà máy chìm trong lũ bùn
(VNF) - Sự cố sạt lở khiến 5 cán bộ nhân viên tại Nhà máy thủy điện Đông Nam Á – Nậm Lúc tử vong đã trôi qua 2 tuần nhưng nỗi đau vẫn còn đấy. Giữa lúc đau thương chất chồng, những hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần của các đối tác đã trở thành điểm tựa để nhà máy vực dậy.
Cận cảnh Trung tâm Hành chính mới gần 3.000 tỷ của Hải Phòng
(VNF) - Trung tâm Chính trị - Hành chính TP sau khi hợp nhất với tỉnh Hải Dương đặt tại khu đô thị Bắc sông Cấm, TP Thủy Nguyên hiện nay. Ngày 13/5 tới đây Hải Phòng sẽ tổ chức lễ gắn biển Trung tâm Chính trị Hành chính và Trung tâm Hội nghị - biểu diễn thành phố.
‘Đế chế’ cảng biển của Trung Quốc: Vẽ lại bản đồ 'quyền lực' hàng hải toàn cầu
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".