Để thu phí bạn đọc trở nên khả thi

Hoàng Hùng - 21/06/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, báo điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, việc thu phí bạn đọc để duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng nội dung lại là một thách thức lớn đối với nhiều tờ báo điện tử.

Thay đổi thói quen “miễn phí”

Thu phí bạn đọc trong báo điện tử là một xu hướng ngày càng phổ biến nhằm đảm bảo nguồn thu bền vững cho các tờ báo và nâng cao chất lượng nội dung phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. Có thể điểm qua các tờ báo thành công trong việc thu phí bạn đọc hiện nay như: Wall Street Journal, New York Times (Mỹ), Dagbladet (Na Uy), Handelsblatt (Đức), Financial Times Daily (Anh), Maverick (Nam Phi), Denník N (Slovakia), El Diario (Tây Ban Nha)…

Trong đó, ví dụ điển hình về cách một tờ báo truyền thống chuyển đổi thành công sang mô hình báo điện tử có thu phí có thể kể đến là The New York Times. Để có được thành công này, The New York Times luôn chú trọng vào việc cung cấp nội dung chất lượng cao, từ các bài báo điều tra sâu sắc, phân tích chính trị, đến các bài viết về văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Do đó, độc giả sẵn sàng trả phí để tiếp cận những bài viết độc đáo và có giá trị mà khó tìm thấy ở nơi khác.

Bên cạnh đó, The New York Times thực hiện các chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ và sáng tạo. Họ thường xuyên sử dụng các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, hợp tác với các nền tảng kỹ thuật số khác để tiếp cận và thu hút độc giả mới. The New York Times cũng tạo ra một cộng đồng độc giả trung thành thông qua các diễn đàn thảo luận, sự kiện trực tuyến và các chương trình thành viên đặc biệt. Sự tương tác và gắn kết này giúp tăng cường sự trung thành của độc giả. Ngoài ra, The New York Times không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tin tức mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như podcast, video, các sản phẩm kỹ thuật số khác như ứng dụng nấu ăn và từ điển. Điều này giúp họ tiếp cận được nhiều đối tượng độc giả hơn và tăng cường nguồn thu.

Nhờ các chiến lược hiệu quả, The New York Times đã đạt được những con số ấn tượng về đăng ký số. Tính đến năm 2023, tờ báo này đã có hơn 10 triệu thuê bao kỹ thuật số, một con số đáng kinh ngạc trong ngành báo chí.

Có thể nói, The New York Times là một minh chứng rõ ràng về việc một tờ báo có thể thành công trong việc thu phí bạn đọc nếu họ tập trung vào chất lượng nội dung, áp dụng chiến lược định giá linh hoạt, đầu tư vào công nghệ và trải nghiệm người dùng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Những yếu tố này cùng với sự đổi mới liên tục và xây dựng cộng đồng độc giả đã giúp họ trở thành tờ báo điện tử thành công nhất trong việc thu phí bạn đọc trên toàn thế giới.

Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện đã có một số nhỏ các cơ quan báo chí tiến hành thu phí độc giả là VietnamPlus, Vietnamnet và Ngày Nay. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí này cũng mới chỉ coi đây là chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của độc giả, tạo thói quen trả phí đọc báo chứ chưa đặt nặng vấn đề doanh thu. Theo đánh giá của một số lãnh đạo cơ quan báo chí, vấn đề của mô hình thu phí đọc báo điện tử tại Việt Nam hiện nay không nằm ở nội dung hay công nghệ mà ở thói quen “miễn phí” và văn hóa tôn trọng bản quyền của bạn đọc.

Giải pháp cho vấn đề thu phí trên báo mạng điện tử

Thói quen tiêu dùng của người dùng Internet đã hình thành dựa trên việc tiếp cận nội dung miễn phí. Điều này tạo ra một tâm lý miễn phí khó thay đổi, ngay cả khi người dùng nhận thấy giá trị của nội dung có phí. Sự miễn phí đã trở thành tiêu chuẩn, khiến việc thu phí trở nên thách thức, vì có thể sẽ khiến công chúng quay lưng sang truy cập các trang tin không chính thống hoặc mạng xã hội, điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ tin giả. Thêm nữa, khi lượng tương tác với trang web giảm xuống thì nguồn thu của các trang web cũng bị sụt giảm vì còn phải phụ thuộc chủ yếu vào quảng cáo.

Hệ thống thu phí báo chí của nước ta hiện nay chưa thực sự đa dạng và sẵn sàng đáp ứng mọi phương thức thanh toán từ độc giả. Ví dụ, hiện nay việc thu phí của Vietnamplus chỉ có phương thức trừ thẳng vào tài khoản di động đăng ký, còn ở Ngày Nay, người đọc có thể thanh toán qua tài khoản ngân hàng hoặc ví ViettelPay. Tuy nhiên, những phương thức này còn khá hạn chế và chưa thể bao quát được sự phát triển vượt bậc của thanh toán điện tử trong thời đại ngày nay. Bên cạnh đó, hệ thống để thực hiện thao tác thanh toán khá khó khăn và hay gây lỗi làm gián đoạn đến quá trình đọc và theo dõi tin bài của độc giả.

Một vấn đề mà các báo điện tử thu phí đang gặp khó khăn và thách thức là các bài báo trong trang báo trả phí và độc quyền nhưng vẫn có thể sao chép được nội dung của bài báo. Việc này ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền, nội dung của các bài viết.

Do vậy, để hoạt động thu phí trên báo mạng điện tử có hiệu quả, theo PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), cần xác định mô hình thu phí phù hợp. Mỗi mô hình thu phí đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy các tòa soạn cần phải cân nhắc dựa trên các mục đích và chiến lược cụ thể trong việc lựa chọn tường phí cứng, tường phí mềm hay Freemium.

Tiếp đến là đầu tư xây dựng sản phẩm thông tin có chất lượng để thuyết phục người dùng. Nội dung thông tin sau bức tường phí phải thực sự đem lại giá trị, phải đủ đặc sắc để người dùng không thể tìm thấy được nội dung tương tự ở bất cứ đâu. Cách thức truyền tải thông tin cũng cần lôi cuốn, hấp dẫn, bởi nhu cầu của công chúng không chỉ dừng lại ở thông tin mà còn là những sản phẩm báo chí trực quan, đa phương tiện và thẩm mỹ.

Vấn đề bảo đảm về bản quyền, có thể thấy những tin trong tòa soạn báo đều là những tin độc quyền, nhưng những tin bài đó vẫn có thể sao chép. Điều này gây ra một sự thiếu công bằng đối với các độc giả trả phí và độc giả trải nghiệm trên nền tảng miễn phí. Vậy nên các báo cần có những biện pháp bảo vệ bản quyền, chặn việc sao chép, không “scan” và việc không thể chụp ảnh trang tin.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh, giảng viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

“Cải thiện thao tác cho người dùng, có thể coi là điều kiện tiên quyết để độc giả có lựa chọn việc đọc báo nữa hay không. Do vậy, cần cải thiện và khắc phục việc thanh toán để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc hoàn thành giao dịch, không bị cản trở trở hay ngắt quãng trong quá trình trải nghiệm trang báo trả phí”, PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh cho biết.

Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán của các báo khá đa dạng, có thể thông qua thẻ tín dụng, ví điện tử, qua thuê bao điện thoại và Mobile Money. Tuy nhiên việc bảo đảm an toàn dữ liệu khi đăng nhập vào hệ thống thanh toán của cơ quan báo chí vẫn là một vấn đề đáng quan ngại của đa số công chúng. Thao tác thanh toán điện tử chỉ diễn ra trong vài phút, tiện lợi và nhanh chóng nhưng các báo vẫn cần nghiên cứu thêm về cách thức bảo mật cho người đọc.

Theo PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh, có thể áp dụng các mức ưu đãi hấp dẫn hơn, nhằm thu hút cũng như kích thích sự trả phí đối với người đọc, ví dụ có thể áp dụng hình thức miễn phí 1 tuần đầu tiên, sau đó giảm giá cho 3 tháng đăng ký. Sau khi kết thúc thời gian giảm giá, giá tiền sẽ đưa về con số ban đầu. Trong 3 tháng sử dụng báo thu phí với giá ưu đãi, công chúng sẽ là người quyết định những trải nghiệm đó đủ tốt để đăng ký các tháng tiếp theo hay không.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh quảng bá, truyền thông nhiều hơn về dịch vụ trả phí của báo thông qua các trang mạng xã hội, nền tảng giải trí. “Việc đó có thể đưa dịch vụ đó đến gần hơn với người dùng và trên hết là thế hệ trẻ, đẩy mạnh được hành vi người dùng về vấn đề trả phí”, PGS.TS Phạm Thị Thanh Tịnh cho hay.

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Góc nhìn
(VNF) - Sau khi hoàn tất việc chiếm đóng Đông Dương, người Pháp bắt đầu các hoạt động kinh tế, thương mại trên quy mô lớn. Quá trình này, vốn lâu nay vẫn được gọi là các cuộc "khai thác thuộc địa", đã đưa tới những thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Trong dòng chảy đó, một nền báo chí thực sự cũng đã hình thành, trong đó có báo chí kinh tế và khái niệm kinh tế báo chí xuất hiện.
'Không có kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh'

'Không có kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh'

Tiêu điểm
(VNF) - Nhấn mạnh kinh tế góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có một cơ quan báo chí mạnh được.
'Mạng xã hội thu 70% quảng cáo nhưng dùng nhiều sản phẩm của báo chí, vi phạm bản quyền báo chí'

'Mạng xã hội thu 70% quảng cáo nhưng dùng nhiều sản phẩm của báo chí, vi phạm bản quyền báo chí'

Tiêu điểm
(VNF) - Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra tại phiên chất vấn tại Quốc hội.
Cùng chuyên mục
Tin khác