Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ các quốc gia phương Tây, có thể thấy rất nhiều tập đoàn báo chí đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn đang lớn mạnh, như The New York Times Company, Hearst Corporation... Tất nhiên trong thời đại công nghệ thông tin thay đổi chóng mặt hiện nay, rất nhiều tập đoàn báo chí đã bị bỏ lại phía sau, thậm chí phá sản, nhưng vẫn còn những “ông lớn” sừng sững trong làng báo, hay xuất hiện những “tay chơi” mới, như tập đoàn South China Morning Post, mà hiện chủ nhân là ông trùm kinh doanh online Alibaba.
Ngược dòng lịch sử, không chỉ ở Mỹ, châu Âu đã tư bản hóa hàng trăm năm, mà ngay ở các quốc gia châu Á vừa bước ra khỏi chế độ phong kiến, cũng có những tấm gương các nhà tư sản phất lên khi biết khéo léo kinh doanh trong nghề báo. Như ở Nhật Bản, sau khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, mở cuộc duy tân đất nước Mặt trời mọc, đến năm Minh Trị thứ 4 (1871), Nhật Bản mới có tờ báo hàng ngày đầu tiên xuất bản, là tờ Đông Kinh Hoành Tân tân văn (Tokyo Yokohama Shimbun). Đến năm Minh Trị thứ 12, tờ Đại Bản triều nhật tân văn (Osaka Asahi Shimbun), một thế lực sau này của làng báo Nhật Bản, mới được thành lập.
Theo nghiên cứu của nhà báo Đào Trinh Nhất, trong sách “Nhật Bản 30 năm duy tân”, xuất bản từ năm 1936, thì từ tờ Osaka Asahi Simbun, do Murayama Ryouhei đầu tư kinh doanh, báo giới Nhật Bản mới bắt đầu có tính chất tư bản. Sau khi tờ Đại Bản Nhật Tân Văn (Osaka Mainichi Shimbun) ra đời, Asahi Shimbun có đối thủ cạnh tranh và hai tờ báo này đã từ chỗ luôn nỗ lực thu hút độc giả đã trở thành hai tờ báo lớn nhất nước Nhật cuối thế kỷ XIX.
Theo số liệu nghiên cứu được Đào Trinh Nhất thu thập, sau chiến tranh Nhật - Thanh năm 1894, số lượng độc giả báo chí Nhật Bản tăng gấp đôi, cả hai tờ Asahi và Mainichi xuất phát từ Osaka đều quyết định lập thêm chi nhánh ở Tokyo vì “nơi nào xuất bản cũng ghê”. Ashahi lúc đó in 370.000 tờ ở Osaka và 180.000 tờ ở Tokyo, tổng cộng là 550.000 tờ; Mainichi cũng có số lượng xuất bản tương tự.
Theo tác giả “Nhật Bản 30 năm duy tân”, thì sự cạnh tranh của hai tờ báo Asahi và Mainichi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX “làm cho báo giới Nhật Bản leo lên một trình độ rất cao, ngang với báo giới Hoa Kỳ, chứ báo giới Âu châu không bì kịp đâu”.
Đào Trinh Nhất cho biết thêm: “Hoa lợi của hai tờ báo đều lấy tiền lời rao (quảng cáo) và số báo bán ra làm gốc, mỗi năm họ thu nhập về hai khoản đó lối 10 triệu tới 14 triệu yên. Trừ mọi việc chi phí rồi, năm nào mỗi báo cũng được lời 2 triệu yên. Người làm hai nhà báo này lương bổng khá lắm. Chủ bút báo Asahi có số lương mỗi năm tới 30.000 yên, chớ số lương quan thượng thư chỉ có 12.000 yên, và lương quan trị sự mỗi phủ huyện (như chủ tỉnh hay tổng đốc ở nước ta lúc đó) chỉ có 7.000 yên”. Đào Trinh Nhất còn than thở thêm: “Đến thế kỷ nào, nước Nam mình mới có một tờ báo như Asahi hay Mainichi?”.
Đào Trinh Nhất qua đời năm 1951, do đó ông không được chứng kiến rằng sau đó, làng báo nước ta cũng có những tờ báo làm ăn phát đạt, chủ báo giàu có, như tờ Saigon và sau đổi tên thành Saigon Mới của bà chủ báo nổi tiếng Bút Trà Tôn Thị Thân.
Câu chuyện bà Bút Trà bước vào nghề chủ báo cũng khá ly kỳ. Nguyên thời điểm giữa những năm 1920, bà Thân đang là vợ một Hoa kiều làm nghề kinh doanh cầm đồ. Bỗng nhiên, ngành kinh doanh này của Hoa kiều bị nhiều báo Sài Gòn “đánh hội đồng”, khiến các chủ tiệm phải liên kết lại, nhờ bà Thân tìm cách điều đình với báo giới.
Cách “quan hệ báo chí” của bà cũng rất tân tiến: Sau khi điều đình được với các báo ngừng loạt bài phê phán, bà muốn mua luôn một tờ báo làm phương tiện để đáp trả, và qua sự giới thiệu, bà gặp nhà báo Nguyễn Đức Nhuận, bút danh Bút Trà để nhờ ông hỗ trợ. Sau đó bà mua tờ Sài Thành, lập nhà in Nguyễn Đình rồi cũng không cần ông Bút Trà, bà… trực tiếp đứng ra làm chủ báo rồi kiêm cả chủ bút luôn. Sau đó, bà ly dị ông chồng người Hoa, để kết hôn cùng ông Bút Trà và nhờ số vốn liếng riêng là 10 tiệm cầm đồ, bà đầu tư vào nghề báo.
Bằng tài tháo vát của mình, với phương châm “chỉ đăng bài mà chị bán cá đọc cũng hiểu”, báo Saigon, và sau đổi tên thành Saigon Mới, lên “như diều gặp gió”. Theo các tác giả từng cộng tác với báo Saigon Mới như nhà văn Hoàng Hải Thủy, Bà Tùng Long, thì thời kỳ bà Bút Trà đưa Saigon Mới làm ăn phát đạt nhất là từ năm 1957 đến đầu năm 1964. “Trong chu kỳ ấy bà làm công việc gì cũng thành công, tiền vào nhà Saigon Mới như nước sông Mekong chẩy vào Biển Hồ Tonle Sap”, nhà văn Hoàng Hải Thủy viết. Ngoài tờ báo chính này, bà Bút Trà còn mở thêm tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, tuần báo Phụ Nữ Ngày Mai và Phụ Nữ Tân Tiến cho các con quản lý, cũng để các cây viết trong “tập đoàn” của mình có thêm đất dụng võ.
Nhờ tiền từ báo, bà xây rạp cinema Kim Châu - mang tên cô con thứ hai của bà, sau này là nhà hát Bông Sen ở đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM. Bà còn có một căn biệt thự được sử dụng làm nhà bảo sanh ở gần trường Bàn Cờ đường Phan Đình Phùng, một trường tiểu học ở Khánh Hội. Ngoài kinh doanh báo, mỗi năm Tết đến, bà còn in lịch Tam Tông Miếu của đạo Minh Lý, do anh trai bà là Tôn Văn Khuê, phó hội trưởng hội Tam Tông Miếu, pháp danh Minh Thiện, biên soạn, trong đó mỗi tờ lịch đều có điều nên hay không nên làm trong ngày mà in lúc nào cũng bán hết sạch; nhờ đó, “kiếm thêm không biết bao nhiêu là tiền”.
Sau đó, các con bà Thân còn bổ sung sáng kiến tặng phụ bản bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, rồi phụ bản ảnh màu nhân vật, ảnh đủ thứ chim cò, ngao sò ốc hến để độc giả treo trong nhà, nên báo Saigon Mới càng tăng vọt số phát hành.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc, người quen biết bà Thân từ ngày khởi nghiệp làm báo, nhận xét rằng nhờ đường lối “hạ thấp phong độ” mà báo của bà Thân luôn có đông độc giả. Việc tặng quà, việc ra báo có màu có mè, lại càng giúp thêm cho bà rất nhiều. Không chỉ đầu tư vào cơ sở vật chất, bà cũng lo chu đáo đời sống cho “thầy, thợ”, tức các nhà báo và công nhân. Hoàng Hải Thủy từng viết: “Trọn một đời làm báo của tôi, tôi đã làm với khoảng trên dưới mười ông bà chủ báo, chỉ có một bà Bút Trà được tôi coi là chủ nhân của tôi”.
Bà Bút Trà cũng may mắn có được sự trợ giúp đắc lực của người em dâu, là nhà văn nổi tiếng Bà Tùng Long (tức Lê Thị Bạch Vân). Ngoài các tiểu thuyết tâm lý xã hội gần gũi với độc giả bình dân đăng dài kỳ trên các tờ báo này, Bà Tùng Long còn khởi xướng mục “Gỡ rối tơ lòng” trên báo Saigon Mới suốt cả chục năm, đồng thời giữ các mục “Tâm tình cởi mở”, “Đường tơ đứt nối” trên các tờ “chị em” là Phụ Nữ Ngày Mai, Phụ Nữ Diễn Đàn… khiến tên tuổi của bà được chị em phụ nữ cũng như độc giả nói chung hết sức hâm mộ.
Bà Tùng Long kể trong hồi ký của mình rằng chỉ bằng nghề viết báo, viết truyện đăng báo rồi sau đó mới xuất bản thành sách, bà mua được nhà ngày càng lớn, có thể lo cho 9 người con ăn học đàng hoàng, lên tới đại học.
Nữ nhà văn, nhà báo nổi tiếng kể chi tiết: “Mỗi tháng tôi dạy ở trường tư thục được 10.000 đồng, lúc bấy giờ bằng hai lượng vàng. Tiền viết cho Phụ Nữ Ngày Mai và Phụ Nữ Diễn Đàn cùng Văn Nghệ Tiền Phong được 15.000 đồng, tiền viết hai mục ở Tiếng Vang là 12.000 đồng. Tiền lĩnh ở Sài Gòn Mới cũng 12.000 đồng. Tổng cộng tính ra vàng là cả chục cây. Lương như vậy không phải là nhỏ”.
Tuy nhiên, theo các cộng sự của bà Bút Trà kể lại, đến năm 1972, khi chính quyền VNCH của Nguyễn Văn Thiệu siết chặt báo chí, bắt các tờ nhật báo phải ký quỹ tới 20 triệu đồng, bà Bút Trà, có lẽ cũng cảm thấy mệt mỏi với nghề báo sau suốt mấy chục năm, đã quyết định không tham gia ký quỹ để dừng cuộc hành trình trong nghề bút mực, giấy báo của mình lại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.