Để trái phiếu xanh không còn là chuyện 'rồi mai tính'

Khánh Tú - 25/09/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ thẳng thắn rằng không phải họ không quan tâm đến trái phiếu xanh mà là chưa đến lúc để họ quan tâm. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong khi ở thời điểm hiện tại, trái phiếu xanh lại ‘thiệt lợi nhuận, thiếu ưu đãi’ nên họ đành khất lần.

Trong bối cảnh phát triển bền vững đang ngày càng được quan tâm, trái phiếu xanh đã nổi lên như một công cụ tài chính quan trọng giúp huy động nguồn vốn cho các dự án thân thiện với môi trường. Tại Việt Nam, việc phát hành trái phiếu xanh đang trở thành một xu hướng đáng chú ý khi các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Song, với nhiều vướng mắc, thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có.

Trái phiếu xanh: Đếm trên đầu ngón tay

Đầu tháng 7/2024, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) quyết định triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) phát hành. “Chúng tôi hy vọng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính như AIIB và IFC sẽ giúp củng cố thêm nguồn vốn hỗ trợ cho SeABank đẩy mạnh tín dụng xanh cũng như triển khai mạnh mẽ các chiến lược phát triển bền vững gắn với kinh tế xanh”, đại diện SeABank chia sẻ. Động thái này là tín hiệu tích cực đối với thị trường trái phiếu xanh vốn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Trước đó, tháng 7/2022, EVNFinance đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại thị trường Việt Nam phát hành trái phiếu xanh với tổng giá trị hơn 1.700 tỷ đồng theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA) đồng thời tự động tuân thủ nguyên tắc ASEAN. Sau đó, vào năm 2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh theo nguyên tắc ICMA với tổng giá trị 2.500 tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng theo tiềm năng vốn có. 

Trong giai đoạn 2018 – 2022, có tổng cộng 18 đợt phát hành trái phiếu có mục đích xanh, trong đó có tới 57% nguồn vốn được sử dụng cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong số này chủ yếu là trái phiếu chính quyền địa phương tài trợ cho các dự án xanh, còn số lượng những doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam mới chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Giá trị phát hành của các đợt trái phiếu xanh của các doanh nghiệp cũng chỉ như “muối bỏ bể” so với quy mô của thị trường trái phiếu.

Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra cam kết Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo ước tính của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tức khoảng 368 tỷ USD từ nay cho đến năm 2040 để đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Rõ ràng, để huy động được nguồn vốn lớn như vậy, thị trường tài chính xanh, trong đó nổi bật là trái phiếu xanh, cần phải phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Dẫu vậy, với những chuyển động có phần chậm chạp của thị trường trái phiếu xanh như hiện nay, chặng đường Việt Nam đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050 có thể sẽ đầy chông gai.

Biết nhưng vẫn hẹn “lần sau”

Nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp ngập ngừng khi phát hành trái phiếu xanh. Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, bà Lương Thúy Ngân, Giám đốc Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), đơn vị trực tiếp tư vấn phát hành thành công trái phiếu xanh của EVNFinance, nhận định: “Các doanh nghiệp phải đối mặt với ‘trăm khó, nghìn khó’ khi phát hành trái phiếu xanh trong bối cảnh hiện nay”.

Theo bà Ngân, khó khăn đầu tiên mà các doanh nghiệp tiên phong phát hành trái phiếu xanh phải đối mặt là việc chưa có bộ tiêu chí xanh quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh ở Việt Nam.

“Các tiêu chuẩn về trái phiếu xanh chưa có, khiến doanh nghiệp loay hoay chưa biết phát hành theo quy định nào. Lấy ví dụ như thương vụ của EVNFinance, VCBS đã phải tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ lưỡng mới đi đến quyết định lựa chọn nguyên tắc trái phiếu xanh ICMA đồng thời tự động tuân thủ nguyên tắc trái phiếu xanh ASEAN”, bà Ngân chia sẻ.

Tiếp đến, chi phí cũng là trở ngại khiến nhiều doanh nghiệp ngại ngần tham gia thị trường tiềm năng này. “Để có thể phát hành trái phiếu xanh, các doanh nghiệp phải làm việc với nhiều bên. Ví dụ như ngoài tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành còn phải hợp tác với các bên khác như bên xác nhận/chứng nhận tuân thủ theo khung trái phiếu xanh và tùy từng trường hợp có cả bên tư vấn xác nhận các sản phẩm xanh, công trình xanh,…

Trong khi đó, mức lãi suất của trái phiếu xanh lại không có nhiều sự khác biệt so với trái phiếu thông thường. Điều này khiến chi phí phát hành trái phiếu xanh của doanh nghiệp thậm chí còn đắt đỏ hơn so với phát hành trái phiếu thông thường. Chi phí là một chuyện, nhân sự và thời gian cũng là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc, nâng lên, đặt xuống”, bà Ngân cho hay.

Doanh nghiệp phải gánh nhiều chi phí hơn nhưng những ưu đãi liên quan đến trái phiếu xanh lại chưa thực sự nhiều. Bộ Tài chính cũng đã ban hành chính sách ưu đãi về giá dịch vụ trên thị trường chứng khoán đối với trái phiếu xanh, cụ thể là giảm 50% giá dịch vụ đăng ký - quản lý niêm yết, giao dịch - đăng ký - hủy đăng ký một phần - lưu ký chứng khoán. Song những ưu đãi này còn rất khiêm tốn, chưa đủ để hấp dẫn các doanh nghiệp.

“Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ thẳng thắn với chúng tôi rằng không phải họ không quan tâm đến trái phiếu xanh mà là chưa đến lúc để họ quan tâm. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu và là ưu tiên trước mắt. Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, trái phiếu xanh chưa mang lại nhiều lợi ích trước mắt nên nhiều doanh nghiệp đành khất lần ‘để quan tâm sau’. Hầu hết các doanh nghiệp Việt đã phát hành trái phiếu xanh cho đến nay đều xuất phát từ mục đích làm hình ảnh để thu hút thêm đối tác, nguồn vốn đầu tư nước ngoài”, bà Ngân chia sẻ.

Bà Lương Thúy Ngân, Giám đốc Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Cũng theo đại diện VCBS, sau giai đoạn khủng hoảng trên thị trường trái phiếu, các cơ quan quản lý đang có những động thái chấn chỉnh mạnh mẽ, điều này hoàn toàn hợp tình, hợp lý và cần thiết. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp lại gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình phát hành trái phiếu, trong đó có trái phiếu xanh.

Chẳng hạn, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ đầu năm 2023, các doanh nghiệp bảo hiểm - những nhà đầu tư trái phiếu xanh tiềm năng nhất - lại không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành. Hay như câu chuyện đại lý nhận tài sản đảm bảo, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 hiện mới chỉ đề cập đến việc các ngân hàng làm đại lý đảm bảo cho các bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứ chưa đề cập đến chuyện tổ chức nào được làm đại lý nhận tài sản đảm bảo cho trái phiếu, điều này cũng khiến việc phát hành trái phiếu nói chung và trái phiếu xanh nói riêng gặp trở ngại.

Thắt đâu, gỡ đó

Từ những nút thắt kể trên, theo bà Ngân, muốn thị trường trái phiếu xanh phát triển đúng với tiềm năng vốn có, điều đầu tiên cần quan tâm là hoàn thiện khung trái phiếu xanh, tiêu chuẩn xanh. “Theo quan điểm cá nhân tôi, dự thảo về tiêu chuẩn xanh của Việt Nam nên linh hoạt hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn phát hành trái phiếu xanh”, bà Ngân gợi mở.

Bên cạnh đó, động lực để doanh nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu xanh là những ưu đãi, khuyến khích về mặt tài chính. Bà Ngân đánh giá việc dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) mới đây đã đề xuất miễn thuế nhiều khoản thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh, thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu xanh lần đầu,… là tín hiệu tích cực và đáng mừng. Đại diện của VCBS cũng khuyến nghị cơ quan quản lý cân nhắc những chính sách khác để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh.

Ngoài cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh, bà Ngân cho rằng thị trường cần có chính sách đồng bộ như ưu đãi nhà đầu tư về hạn mức tín dụng, thuế đánh trên lợi suất đầu tư… nhằm khuyến khích, tăng cường nhu cầu đầu tư trái phiếu xanh từ các nhà đầu tư lớn như ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm,… Đây sẽ là động lưc cho các doanh nghiệp tìm đến kênh huy động trái phiếu xanh trong bối cảnh hiện nay.

Theo bà Ngân, chỉ khi thực hiện đồng thời được ưu đãi cho cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư, thị trường trái phiếu xanh mới được kích thích một cách mạnh mẽ.

“Từ thực tế ngành may mặc nước ta năm 2023 ‘tụt hạng’ vì không đáp ứng được tiêu chuẩn xanh, có thể thấy rằng, xu hướng ‘xanh hóa’ sẽ sớm không còn là câu chuyện khuyến khích hay ‘làm cho có’ mà sẽ mang tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc phát hành trái phiếu xanh giống như khoản đầu tư cho tương lai, mở ra hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Những chính sách phù hợp, đúng đắn sẽ là động lực để các doanh nghiệp gia nhập sân chơi này mạnh mẽ hơn”, bà Ngân nói.

Để có thể phát hành trái phiếu xanh, các doanh nghiệp phải làm việc với nhiều bên. Trong khi đó, mức lãi suất của trái phiếu xanh lại không có nhiều sự khác biệt so với trái phiếu thông thường. Điều này khiến chi phí phát hành trái phiếu xanh của doanh nghiệp thậm chí còn đắt đỏ hơn so với phát hành trái phiếu thông thường. Chi phí là một chuyện, nhân sự và thời gian cũng là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc, nâng lên, đặt xuống.

Doanh nghiệp ngại phát hành trái phiếu xanh vì sợ 'lệch chuẩn'

Doanh nghiệp ngại phát hành trái phiếu xanh vì sợ 'lệch chuẩn'

Tài chính
(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn phát hành trái phiếu xanh, nhưng vẫn muốn chờ Danh mục phân loại xanh được ban hành để thực sự tự tin, đảm bảo khi thực hiện sẽ không vướng mắc các quy định trong tương lai. Nếu không, họ vẫn có thể huy động từ các nguồn vốn khác chứ chưa cần phát hành trái phiếu xanh.
Cùng chuyên mục
Hà Nội xử lý nghiêm các cán bộ, công viên chức vi phạm nồng độ cồn

Hà Nội xử lý nghiêm các cán bộ, công viên chức vi phạm nồng độ cồn

(VNF) - UBND thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị sở, ban ngành triển khai thực hiện nghiêm túc về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang vi phạm quy định giao thông liên quan đến nồng độ cồn.

Chính phủ đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank

Chính phủ đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank

(VNF) - Chính phủ đề xuất bổ sung khoảng gần 20.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Lãi suất tiền đồng tăng, NHNN bơm mạnh tiền ra thị trường

Lãi suất tiền đồng tăng, NHNN bơm mạnh tiền ra thị trường

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng có xu hướng tăng trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bơm mạnh tiền ra thị trường.

Telegram nhượng bộ, đồng ý chuyển địa chỉ IP của 'kẻ xấu' cho chính quyền

Telegram nhượng bộ, đồng ý chuyển địa chỉ IP của 'kẻ xấu' cho chính quyền

(VNF) - Nền tảng nhắn tin Telegram đang đưa ra một số nhượng bộ mới về vấn đề an toàn và quyền riêng tư của người dùng sau khi nhà sáng lập kiêm CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp vào tháng trước.

Vừa ra tù, bà Nguyễn Phương Hằng lập tức lên 'ghế nóng' ở Đại Nam

Vừa ra tù, bà Nguyễn Phương Hằng lập tức lên 'ghế nóng' ở Đại Nam

(VNF) - Bà Nguyễn Phương Hằng được phân công đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty cổ phần Đại Nam, kiêm Tổng Giám đốc Điều hành khu du lịch Đại Nam.

Nhận quyết định phê duyệt quy hoạch, Đồng Nai công bố loạt dự án tỷ USD

Nhận quyết định phê duyệt quy hoạch, Đồng Nai công bố loạt dự án tỷ USD

(VNF) - Sáng 24/9, tỉnh Đồng Nai tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD.

Bà Trương Mỹ Lan muốn bán loạt tài sản, thu về hàng chục nghìn tỷ để trả cho trái chủ

Bà Trương Mỹ Lan muốn bán loạt tài sản, thu về hàng chục nghìn tỷ để trả cho trái chủ

(VNF) - Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm với phần luật sư tham gia xét hỏi.

Tasco bắt tay ông lớn Geely Auto Group mở liên doanh lắp ráp, phân phối ô tô

Tasco bắt tay ông lớn Geely Auto Group mở liên doanh lắp ráp, phân phối ô tô

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco và Geely Auto Group vừa cho biết doanh nghiệp này sẽ liên doanh lắp ráp và phân phối xe ô tô tại Việt Nam, cũng như hợp tác chiến lược 3 bên với Ban quản lý Khu Kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình.

Chủ mới lộ diện, Chứng khoán Quốc tế Hoàng gia thay tên, đổi 'áo'

Chủ mới lộ diện, Chứng khoán Quốc tế Hoàng gia thay tên, đổi 'áo'

(VNF) - Trước khi đổi tên thành Chứng khoán UP, công ty này đã "thay máu" toàn bộ dàn nhân sự cấp cao. Một số lãnh đạo cốt cán, cũng là những cổ đông đời đầu đã thoái sạch vốn trước khi từ nhiệm.