ĐHCĐ BIDV: NHNN đã phê duyệt lại phương án tái cơ cấu BIDV theo hướng tích cực hơn
Minh Tâm -
07/03/2020 08:29 (GMT+7)
(VNF) - Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho hay kế hoạch kinh doanh năm 2020 mà ban lãnh đạo trình cổ đông thông qua lần này là kịch bản tích cực nhất, dựa trên giả định dịch Covid-19 hết trong tháng 3 này. Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, lãnh đạo BIDV cho biết sẽ cố gắng hết sức hoàn thành kế hoạch được đại hội giao nhưng cũng linh hoạt thực hiện.
Đại hội cổ đông BIDV tổ chức không lâu sau khi Hà Nội công bố ca dương tính đầu tiên với virus SARS-CoV- 2.
Hôm nay (7/3), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
BIDV là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Đặc biệt, đại hội diễn ra không lâu sau khi Hà Nội công bố ca dương tính đầu tiên với virus SARS-CoV- 2.
Về kết quả kiểm tra tư cách cổ đông, đại diện BIDV cho biết đại hội đủ điều kiện về số lượng cổ phần có quyền biểu quyết để tiến hành đại hội đồng cổ đông theo luật định.
Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho biết trong bối cảnh Hà Nội có một ca dương tính mới nhưng đại hội vẫn phải diễn ra theo luật định. BIDV cũng đã có những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho cổ đông tham dự đại hội cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Người đứng đầu BIDV cũng cho biết theo đề nghị của BIDV, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần đây đã phê duyệt lại phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng của BIDV theo hướng tích cực hơn. Quyết định này ban hành ngày 27/2/2020.
Ông Phan Đức Tú cho hay kế hoạch kinh doanh năm 2020 mà ban lãnh đạo trình cổ đông thông qua lần này là kịch bản tích cực nhất. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, BIDV sẽ cố gắng hết sức hoàn thành kế hoạch được đại hội giao nhưng theo hướng linh hoạt.
Tại phần thảo luận, ban lãnh đạo BIDV đã có nhiều chia sẻ liên quan đến nợ xấu, tác động của dịch Covid-19, hợp tác với Tập đoàn tài chính Hana cũng như các kế hoạch hoạt động khác.
Về nợ xấu, theo ông Phan Đức Tú, đến thời điểm hiện tại, BIDV đã mua về toàn bộ trái phiếu VAMC.
Về dịch Covid-19, người đứng đầu HĐQT BIDV nhấn mạnh với tình hình này thì chưa ai biết được dịch sẽ diễn biến thế nào nhưng chắc chắn sẽ phức tạp.
Trong một báo cáo phân tích công bố gần đây, BIDV có đưa ra 8 ngành ảnh hưởng lớn nhất (bán lẻ, y tế, tài chính ngân hàng…). Sau khi có dịch, BIDV đã triển khai các biện pháp khác nhau, chẳng hạn như: đánh giá khách hàng và phân tổ khách hàng, nếu khách hàng muốn vay mới thì cho vay mới với gói tín dụng mới; cùng với đó, giãn nợ, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm đầu ra ở những thị trường ít ảnh hưởng bởi dịch.
BIDV cũng đã công bố gói hỗ trợ tín dụng với quy mô 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên trước mắt chỉ triển khai khoảng dưới 30.000 tỷ đồng.
Chủ tịch BIDV thông tin thêm: Dịch Coid-19 tác động rất lớn. Kịch bản tăng trưởng tín dụng BIDV xây dựng ban đầu là 13% nhưng NHNN điều chỉnh xuống 9% để đảm bảo tăng trưởng tín dụng chung. Kịch bản lợi nhuận hiện tại được xây dựng dựa trên giả định dịch hết trong tháng 3 này. Với tình hình hiện tại thì ngân hàng sẽ phải xây dựng kịch bản khác phù hợp.
Về tình hình hoạt động 2 tháng đầu năm 2020, lãnh đạo BIDV cho biết mọi hoạt động diễn ra bình thường, trong đó huy động vốn giảm 1,6%, dư nợ giảm khoảng 2%. Phía BIDV đánh giá sự suy giảm này là "phù hợp với xu hướng" do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế (tháng Giêng khách hàng ít vay), cùng với đó, dịch Coid-19 cũng tác động rất mạnh.
Chênh lệch thu chi 2 tháng đầu năm ước đạt 5.700 tỷ, hoàn thành 16,8% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận đến thời điểm hiện tại đảm bảo kế hoạch nhưng do diễn biến dịch nên BIDV sẽ xây dựng kịch bản để đạt được kết quả tốt nhất.
Chia sẻ thêm về tác động của Covid-19, ông Lê Ngọc Lâm, Phụ trách Ban điều hành BIDV cho hay đến thời điểm này, rất khó có con số chính xác mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến đâu. Các ngân hàng vẫn đang trong quá trình rà soát, thống kê. Tại BIDV, nếu thống kê theo các ngành có khả năng bị ảnh hưởng, tổng dư nợ cỡ khoảng 140.000 tỷ.
Về việc hợp tác với KEB Hana Bank, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú gọi sự tham gia quản trị của Tập đoàn tài chính Hana là "quốc tế hóa quản trị BIDV", trước đây chưa từng có. Hơn 10 chuyên gia lớn của phía Hana đã tham gia vào HĐQT, Ban điều hành và các ban lớn của BIDV.
Mục tiêu ít nhất 5 năm tới của BIDV là đổi mới được 6 lĩnh vực mà Tập đoàn tài chính Hana có thế mạnh, bao gồm: thay đổi cung cách quản trị hệ thống; đổi mới cách thức quản trị hệ thống công nghệ thông tin và ngân hàng số, dịch vụ số; đa dạng hóa danh mục đầu tư; tăng cường quản trị rủi ro; tăng trường hoạt động bán lẻ và đào tạo nguồn nhân lực.
Liên quan đến hoạt động bảo hiểm, Chủ tịch BIDV không tiết lộ về việc ngân hàng có triển khai bancassurance độc quyền hay không. Tuy nhiên, ông khẳng định "trong hệ sinh thái lúc nào ngân hàng cũng mong muốn phối hợp với bảo hiểm".
Hiện BIDV sở hữu công ty bảo hiểm BIC – hiện có đối tác chiến lược nước ngoài. Ngân hàng này cũng liên doanh với Metlife để kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
"Chúng tôi sẽ triển khai hoạt động bán chéo ngân hàng – bảo hiểm. Đây sẽ là một trong những trụ cột của BIDV trong thời gian tới", ông Phan Đức Tú nhấn mạnh.
Về lãi dự thu, Chủ tịch BIDV cho biết lãi dự thu của BIDV xét về con số tuyệt đối là lớn, khoảng 13.000 tỷ nhưng chỉ bằng 1,15% tổng tài sản, tương đương hơn một tháng lãi suất cho vay. "Như thế cũng không phải là lớn", ông nói.
Ngoài ra, lãnh đạo BIDV còn cho biết năm 2020 có kế hoạch phát hành 40.000 tỷ đồng trái phiếu, khoảng 20.000 tỷ được tính vào vốn cấp 2. Cùng với đó, ngân hàng có kế hoạch phát triển tín dụng cá nhân một cách chọn lọc theo hướng an toàn và phù hợp để bán chéo các sản phẩm.
Theo chia sẻ từ lãnh đạo BIDV, hiện dư nợ tín dụng cá nhân của BIDV vào khoảng 391.000 tỷ đồng, quy mô lớn nhất hệ thống ngân hàng, chiếm 35% tổng dư nợ tín dụng.
Các nhân viên phục vụ đại hội đồng cổ đông BIDV đồng loạt đeo khẩu trang khi đón tiếp khách mời
BIDV tiến hành kiểm tra y tế trước khi cho phép cổ đông vào làm thủ tục đại hội
Bàn tự sát khuẩn được đặt ở nhiều nơi ngoài sảnh đại hội
***
Theo tài liệu đại hội, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng chỉ 9% - theo hạn mức được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn theo đó dự kiến tăng 9%, tương đương kế hoạch tăng trưởng tín dụng.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế mục tiêu của BIDV ở mức 12.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến dưới 1,6%.
Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2020 ở mức 7%. Tại đại hội lần này, BIDV cũng trình phương án chia cổ tức năm 2019 ở mức 7%, bằng cổ phiếu.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2020 – 2021, BIDV dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ hơn 251 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. Lượng cổ phiếu này dự kiến tương đương 6,25% số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2019 và có quy mô tối đa 6% vốn điều lệ sau khi phát hành.
Kết thúc đại hội, tất cả các nội dung lấy ý kiến cổ đông đều được thông qua, bao gồm cả việc bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT là ông Lê Kim Hòa và ông Trần Xuân Hoàng vào HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022. Cả 2 tân Thành viên HĐQT BIDV đều đang là Phó Tổng giám đốc ngân hàng này.
***
Năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt 10.876 tỷ, tăng 15,8% so với năm 2018, vượt kế hoạch ĐHĐCĐ giao (10.300 tỷ).
Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.490.105 tỷ, tăng trưởng 13,5% so với năm 2018. Theo đó, BIDV tiếp tục là ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
Trong năm, dư nợ tín dụng tăng trưởng 12,2%, đảm bảo tuân thủ kế hoạch Ngân hàng Nhà nước giao trong từng thời kỳ. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến 31/12/2019 đạt 1.325.667 tỷ; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.134.430 tỷ.
Tăng trưởng nguồn vốn huy động là 12,1%, cao hơn 1% so với mức chỉ tiêu được ĐHĐCĐ thông qua (11%), đạt 1.374.758 tỷ; trong đó huy động vốn thị trường 1 đạt 1.187.162 tỷ.
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) ở mức 88%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân là 1,74%,
Công tác bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng là một thành công của BIDV trong năm 2019. Trong điều kiện nhiều khó khăn từ thị trường, thủ tục của cơ quan quản lý, tuy nhiên với sự nỗ lực quyết tâm, BIDV đã triển khai thành công việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank.
KEB Hana Bank đã chính thức trở thành đối tác chiến lược của BIDV từ ngày 6/11/2019 với tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ (sau phát hành), thời gian nắm giữ cổ phần ít nhất 5 năm, với tổng giá trị giao dịch là 20.300 tỷ đồng. Đây là giao địch M&A với một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, mở ra các cơ hội phát triển cho BIDV trong giai đoạn mới.
(VNF) - Với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng NHNN có thể sẽ sử dụng hệ thống ngân hàng thương mại làm “cánh tay nối dài”, đặc biệt là các ngân hàng Big4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và các ngân hàng TMCP có tiềm lực vốn lớn như MB, Techcombank, ACB, TPBank,…
(VNF) - Xuất khẩu là động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam, nhưng giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào khả năng tạo giá trị gia tăng nội địa và nguồn thu ngân sách từ thuế. Để khu vực FDI thực sự trở thành động lực bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy nội địa hóa, điều chỉnh chính sách thuế, và đầu tư vào các ngành giá trị cao.
(VNF) - Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, và tính bền vững không còn là một lựa chọn mà đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển. Hòa cùng xu hướng đó, Eximbank đang từng bước xây dựng “ngân hàng xanh” – một mô hình hoạt động hiện đại, số hóa, hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
(VNF) - Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đến cuối tháng 12/2024 lập kỷ lục mới. Trong khi đó, lãi vay hiện vẫn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các ngân hàng yếu kém từng bị kiểm soát đặc biệt và mua lại với giá 0 đồng nhưng sau một thời gian vẫn không thể phục hồi, càng hoạt động càng thua lỗ. Cần để chính thị trường quyết định số phận các ngân hàng không còn hiệu quả.
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
(VNF) - Tính đến cuối quý I/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt 3,99 triệu tỷ đồng, tăng 1,39% so với cuối năm 2024 và tăng 11,82% so với cùng kỳ.
(VNF) - “Tài chính thông minh” - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc sẽ triển khai từ tháng 5/2025, dự kiến thu hút hơn 5 triệu học sinh tham gia ngay trong năm đầu tiên.
(VNF) - Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ là rất cấp bách, ngành ngân hàng thống nhất chỉ bàn làm, không bàn lùi.
(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (11/4) tiếp đà giảm mạnh từ hôm qua, rời xa mốc 26.000 đồng/USD. Qua 2 phiên, giá USD tại nhiều nhà băng đã "bốc hơi" hơn 300 đồng.
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
(VNF) - Tiền gửi của khách hàng vào hệ thống ngân hàng tháng 12/2024 tiếp tục đạt kỷ lục mới, gần chạm 15 triệu tỷ đồng, song tổng huy động vốn năm 2024 thấp hơn tín dụng gần 1 triệu tỷ đồng.
(VNF) - Trong khi nhiều ngân hàng yếu kém khác đã bắt đầu có những chuyển động rõ nét trong quá trình tái cơ cấu thì SCB vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến triển đáng kể.
(VNF) - Tập đoàn UOB vừa thông tin về việc đã tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank tại Việt Nam (UOB Việt Nam) lên 10.000 tỷ đồng.
(VNF) - Theo VCBS, một số ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tiếp cận nhóm FDI như VPBank, Techcombank và MB... sẽ gặp những thách thức ngắn hạn trong việc mở rộng tín dụng mảng này trước "cú sốc" thuế quan.
(VNF) - ACB giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm 2025, dù đối mặt nhiều thách thức vĩ mô. Ngân hàng dự kiến tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, SME và mở rộng sang doanh nghiệp lớn.
(VNF) - Vietcombank dự kiến phát hành 543,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mệnh giá 10.000/cp cho tối đa 55 nhà đầu tư để nâng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng.
(VNF) - Với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng NHNN có thể sẽ sử dụng hệ thống ngân hàng thương mại làm “cánh tay nối dài”, đặc biệt là các ngân hàng Big4 (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và các ngân hàng TMCP có tiềm lực vốn lớn như MB, Techcombank, ACB, TPBank,…