Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trả lời câu hỏi của cổ đông, Chủ tịch HĐQT Sabeco, ông Koh Poh Tiong nói: “Sabeco, F&N hay Thaibev không có một cổ đông nào người Trung Quốc, mong cổ đông đừng nghe những tin đồn này. Cổ đông có thể kiểm tra quốc tịch, danh tính các cổ đông nắm giữ cổ phần của chúng tôi”.
Khi cổ đông đặt câu hỏi: “Thaibev có ý định mua thêm cổ phần Sabeco hay không?”, ông Koh Poh Tiong khẳng định: “Hiện tại chúng tôi đang hài lòng với mức này và còn nhiều việc phải làm. Trường hợp có thể mua lại thì Thaibev sẽ cân nhắc cẩn thận”.
Tại đại hội, đại diện Sabeco đánh giá Habeco là đối thủ trực tiếp. “Thị trường miền Bắc cũng như Việt Nam rất khốc liệt. Ở miền Bắc thì đối thủ chính của Sabeco là Habeco và thời gian qua Sabeco cũng đã giành được thị phần đáng kể tại khu vực này”, Chủ tịch Sabeco nói.
Phía Sabeco cho biết hiện nay họ sở hữu hệ thống phân phối lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Sabeco tin vào chất lượng phân phối hơn là số lượng.
Đại diện Sabeco thừa nhận hệ thống phân phối của mình chưa phải là tốt nhất, kể cả ở TP. HCM.
Sabeco xác định 4 vấn đề chính trong quản lý bán hàng: “Đầu tiên là năng lực của đội ngũ bán hàng, năng lực hệ thống phân phối, Sabeco mong các nhà phân phối đầu tư vào hệ thống hơn là giảm giá. Đội ngũ nhân viên tiếp thị có nhiều điểm mà Sabeco cũng sẽ phải tăng cường năng lực. Rồi Sabeco làm sao tạo được giá bình ổn trên toàn hệ thống. Nếu làm được những vấn đề này, toàn hệ thống của Sabeco sẽ tốt hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn”.
Theo đánh giá của HĐQT Sabeco, 2018 là năm đầy thách thức khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65% trong bối cảnh cạnh tranh ngành rất khốc liệt, đặc biệt các hãng bia nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh, không ngừng đầu tư tăng công suất, chi tiền cho quảng cáo, tiếp thị để tiếp cận thị trường, người tiêu dùng và gia tăng thị phần. Cùng với đó, giá cả nguyên liệu sản xuất tăng mạnh do ảnh hưởng mùa vụ và thời tiết xấu dẫn tới tỷ suất lợi nhuận ngành ước tính tiếp tục giảm. Một số nguyên liệu cho quá trình sản xuất bia tại Việt Nam có xu hướng tăng giá trong năm 2019 là malt và gạo.
Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh nước giải khát, rượu còn gặp nhiều khó khăn ở khâu tiêu thụ, tình hình kho bãi và máy móc thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư tương xứng, ảnh hưởng đến kết quả chung của Sabeco.
Từ đó, Sabeco ghi nhận sản lượng tiêu thụ hầu hết các sản phẩm của Công ty đều không đạt kế hoạch, trong đó bia các loại ở mức 1.793 triệu lít, tăng nhẹ 0,3% so năm 2017. Dù vậy, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sabeco đều vượt kế hoạch đề ra khi đạt lần lượt 37.016 tỷ đồng và 4.403 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế giảm 11% so năm 2017.
Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2018 giảm so với năm 2017 nhưng HĐQT Sabeco cũng đề xuất nâng cổ tức từ mức 35% lên 50% bằng tiền mặt.
Năm 2019, Tổng giám đốc Sabeco cho biết sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu Bia Sài Gòn, cải thiện mạng lưới bán hàng, tiếp tục tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, tăng cường cải thiện chất lượng và độ tươi mới của sản phẩm, hoàn tất công đoạn đầu tư nhà máy bia 2019-2025…
Với định hướng đó, Sabeco đặt mục tiêu sản lượng tăng 6,3%, từ mức 1.976 triệu lít lên 1.908 triệu lít. Doanh thu thuần tăng 8.2% với 38.871 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 7,2%, đạt mức 4.417 tỷ đồng. Cổ tức năm 2019 dự kiến 35%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.