Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hôm nay (28/6), các cổ đông của Tổng công ty Bia, rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE:BHN) đã bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới 2018-2023 gồm 3 thành viên là: Ông Trần Đình Thanh, người đại diện phần vốn nhà nước, được bầu làm Chủ tịch HĐQT; ông Stefano Clini là Thành viên HĐQT, ông Ngô Quế Lâm được bầu làm Tổng giám đốc Habeco.
Danh sách thành viên Ban kiểm soát gồm: bà Đinh Thanh Hải, bà Chử Thị Thu Trang, ông Bùi Hữu Quang.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, tính đến ngày 31/12/2017, tổng tài sản Habeco đạt 9.612 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt hơn 5.330 tỷ đồng, tài sản dài hạn đạt hơn 4.281 tỷ đồng; nợ phải trả đạt 5.091 tỷ đồng, chiếm 52,3% tổng nguồn vốn.
Tại đại hội, các cổ đông đã đặt câu hỏi liên quan đến ý kiến của kiểm toán Nhà nước về một loạt sai phạm, thiếu sót của Habeco và vấn đề thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo Habeco không trả lời câu hỏi này.
Về kết quả kinh doanh năm 2017, Habeco ghi nhận doanh thu 7.867 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2016, tương đương 81,7% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 657,8 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2016, thực hiện được 81,3% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, HĐQT không trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận, cổ tức năm 2017 do đang xin ý kiến Bộ Công Thương. Bộ Công Thương hiện chiếm 81,79% vốn tại Habeco, là cổ đông chiếm tỷ lệ chi phối.
Trong năm 2018, BHN sẽ phát triển sản phẩm Bia Hà Nội 330ml thay thế chai 450ml. Lý do là trong năm 2017, sản lượng bán bia chai Hà Nội 450ml liên tục suy giảm do dung tích lớn, giá bình dân, thương hiệu truyền thống, lợi nhuận không hấp dẫn đối với nhà phân phối.
Cùng với việc thay thế bia chai dung tích 450ml, Habeco sẽ phát triển các thương hiệu khác như Hanoi Beer Premium và Bia Trúc Bạch.
Liên quan đến việc di dời nhà máy 183 Hoàng Hoa Thám, lãnh đạo Habeco cho biết, theo quy hoạch của UBND TP. Hà Nội thì khu đất này sẽ được sử dụng để xây dựng công viên cây xanh và bảo tàng. Do đó, sau khi di dời nhà máy, Habeco sẽ giữ nguyên kiến trúc, và có thể xây dựng thành bảo tàng bia.
Trong năm 2018, BHN đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 8.895 tỷ đồng và 811,4 tỷ đồng. So với năm 2017, mục tiêu doanh thu giảm 10% còn mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 23%.
Tuy nhiên, thách thức với Habeco ngày càng lớn khi mới đây, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (HSC) đã công bố nhận định rằng Habeco đang phải đối diện với “rủi ro tụt hậu trong cạnh tranh”.
“Habeco đã mất dần thị phần từ 20% trong năm 2015 xuống 16,2% vào cuối năm 2017”, HSC dẫn chứng.
Trong khi danh mục sản phẩm của Sabeco có 11 sản phẩm thì Habeco vẫn đang dừng ở số 9. Mạng lưới phân phối của Habeco vẫn dừng lại ở 25 tỉnh phía Bắc trong khi Sabeco được tiêu thụ tốt ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên cũng như khắp vùng Nam Bộ với hơn 50% thị phần ở hai thị trường này. Mạng lưới phân phối của Sabeco ở phía Bắc cũng ngày càng nhiều hơn và họ đã đạt hơn 10% thị phần ở miền Bắc.
Đó là chỉ so sánh với Sabeco, trong khi thị trường bia Việt Nam còn có nhiều đối thủ khác như Henieken và một loạt hãng bia ngoại.
HSC nhận định, nếu quá trình thoái vốn nhà nước càng kéo dài thì nguy cơ Habeco bị “bỏ lại” đằng sau càng cao.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.