ĐHĐCĐ SCB: Kỳ vọng sớm hoàn nhập 6.500 tỷ đồng dự phòng nợ xấu

Bảo Duy - 28/03/2018 16:11 (GMT+7)

(VNF) - "Hiện tại Ngân hàng có 6.500 tỷ đồng dự phòng cho xử lý nợ, tất cả đều có tài sản đảm bảo và chắc chắc sẽ thu hồi về được 100%. Khi xử lý xong nợ sẽ hoàn lại toàn bộ phần trích lập dự phòng rủi ro vào lợi nhuận. Chúng ta cố gắng chịu đựng để giá trị này sẽ phát huy trong một ngày không xa", ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho biết.

VNF
Lãnh đạo SCB cho rằng khoản dự phòng 6.500 tỷ là "của để dành" lớn cho SCB, là tích tụ tài chính tốt cho ngân hàng sau giai đoạn tái cơ cấu

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Tại đại hội, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SCB cho biết, tính đến 31/12/2017, SCB có tổng tài sản 444.031 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2017. 

Huy động vốn và cho vay khách hàng của SCB trong năm qua tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số, cụ thể: huy động vốn thị trường 1 tăng 17,1% lên 353.327 tỷ đồng và dư nợ cho vay tăng 20% lên mức 264.151 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2017, dư nợ cho vay của SCB đạt 266.501 tỷ đồng, tăng 44.318 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 19,95% so với đầu năm. Chốt năm 2017, nợ quá hạn của SCB chiếm 0,63% tổng dư nợ; nợ xấu chiếm 0,45% tổng dư nợ.

Tổng Giám đốc SCB cũng cho biết năm 2017, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đạt 871 tỷ đồng, chiếm 1/5 tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của SCB và có mức tăng trưởng 54% so với năm 2016.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SCB năm 2017 đạt 164 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016. "Mức lợi nhuận còn khiêm tốn chủ yếu do SCB vẫn đang trong quá trình củng cố nền tảng tài chính, các chi phí tái cơ cấu phát sinh trong năm tương đối cao (đặc biệt là chi phí thoái thu lãi do xử lý nợ xấu) và SCB phải tập trung nguồn lực để trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng trái phiếu VAMC theo đúng quy định", ông Văn cho hay.

Sang năm 2018, SCB đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 224 tỷ đồng, tăng 36,8% so với năm 2017; tổng tài sản tăng 9,7% đạt 487.043 tỷ đồng; huy động tăng 18,4% đạt 418.278 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 17,8% đạt 311.204 tỷ đồng.

Trong năm nay, SCB cũng sẽ tiếp tục lộ trình tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng đã trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đồng thời tăng vốn từ quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại khoảng 600 tỷ đồng thông qua phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng. Qua đó, tổng vốn điều lệ SCB tăng thêm là 2.305 tỷ, lên 16.600 tỷ đồng. Tổng Giám đốc SCB cho biết việc tăng vốn nhằm tăng năng lực tài chính của SCB.

Kỳ vọng sớm hoàn nhập 6.500 tỷ đồng dự phòng nợ xấu

Về thù lao HĐQT, ông Võ Tấn Hoàng Văn cho biết Ngân hàng tính thù lao HĐQT trên cơ sở số cố định và không phát sinh thêm. Mức bình quân mỗi thành viên HĐQT là hơn 100 triệu đồng/tháng. Theo cá nhân ông Văn số tiền này là không nhiều so với nỗ lực của các thành viên HĐQT năm qua, đây còn là bộ mặt của SCB. 

Mặt khác theo ông Văn, mức thù lao cao cũng là do chi phí công tác, đi lại của các thành viên khá tốn kém. Ông dẫn chứng việc một năm có thành viên HĐQT đi công tác Hà Nội 20 lần trong khi chi phí đi lại bình quân của mỗi lần là 8 triệu đồng. Một số thành viên HĐQT không nhận thù lao này, họ đóng góp vào quỹ chung sức hỗ trợ cho một số cán bộ SCB gặp khó khăn.

Về dự phòng rủi ro, ông Văn cho hay: "Hiện tại Ngân hàng có 6.500 tỷ đồng dự phòng cho xử lý nợ, tất cả đều có tài sản đảm bảo và chắc chắc sẽ thu hồi về được 100%. Khi xử lý xong nợ sẽ hoàn lại toàn bộ phần trích lập dự phòng rủi ro vào lợi nhuận. Chúng ta cố gắng chịu đựng để giá trị này sẽ phát huy trong một ngày không xa".

"Khoản dự phòng nói trên có thể xem là của để dành lớn cho SCB, là tích tụ tài chính tốt cho ngân hàng sau giai đoạn tái cơ cấu. Do vậy, cổ đông có thể tin tưởng vào sự bứt phá của SCB sau năm 2019", ông Văn nói thêm.

Tại đại hội, HĐQT cũng trình cổ đông việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Phương Loan chức danh thành viên HĐQT vì lý do sức khỏe và bầu bổ sung người mới cho nhiệm kỳ 2017-2022.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Thanh Hải (sinh năm 1966, tại Long An), Phó Tổng giám đốc SCB thay thế bà Loan. Ông Nguyễn Văn Thanh Hải là cử nhân kinh tế ngành tài chính ngân hàng. Ông từng là nhân viên tín dụng ngân hàng Đại Nam, chuyên viên xử lý nợ Nam Đô trực thuộc BIDV, Phó giám đốc chi nhánh Nhà Rồng SCB, Phó giám đốc chi nhánh Long An SCB và Giám đốc chi nhánh Gia Định SCB trước khi là Phó Tổng giám đốc SCB.

Trả lời câu hỏi của cổ đông, ông Võ Tấn Hoàng Văn cho biết về cổ tức, mỗi năm SCB đều có kế hoạch và phải được NHNN chấp thuận.

Đến cuối năm 2017, SCB có số dư lợi nhuận trên 600 tỷ và xin cổ đông cho phép dùng tiền này để tăng vốn. Do đó, năm 2018, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.