Thị trường Mỹ góp 16% lợi nhuận, Thiên Long ứng phó thế nào với thuế đối ứng
(VNF) - Ban lãnh đạo Thiên Long cho biết đã chuẩn bị kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan từ Mỹ – thị trường hiện chiếm 16% lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu mở rộng xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư R&D và giữ vững thị phần trước sức ép cạnh tranh từ hàng giá rẻ Trung Quốc.
Ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ
Sáng 10/4, đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 của Tập đoàn Thiên Long (HoSE: TLG) đã diễn ra tại TP. HCM. Tại đại hội, một trong những nội dung được cổ đông đặc biệt quan tâm là tác động của chính sách thuế quan từ Mỹ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ cho biết thị trường Mỹ hiện đóng góp khoảng 9% doanh thu và chiếm tới 16% lợi nhuận của Thiên Long, với các sản phẩm chất lượng cao như bút y tế.
“Đây là con số lớn, không hề nhỏ. Chúng tôi có lợi thế về chiến lược sản phẩm, tuy nhiên nếu Mỹ áp thuế, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng. Dù vậy, Thiên Long đã chuẩn bị sẵn phương án ứng phó, chủ động kiểm soát chuỗi cung ứng và đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào thị trường Mỹ,” ông Thọ nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết thêm, trong sáng cùng ngày đã xuất hiện thông tin về khả năng hoãn áp thuế và doanh nghiệp hy vọng sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực hơn.

Chia sẻ thêm tại đại hội, ông Nguyễn Đình Tâm, Thành viên HĐQT cho biết Thiên Long thời gian qua đã nhận được phản hồi tích cực từ các khách hàng tại Mỹ, nhờ khả năng chăm sóc khách hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này.
“Chính những giá trị này tạo nên vị thế cho Thiên Long. Chúng tôi tin rằng các khách hàng Mỹ sẽ khó tìm được đối tác thay thế tương tự tại Việt Nam,” ông Tâm nói.
Tổng giám đốc Trần Phương Nga cho biết ban điều hành đã xây dựng các kịch bản kinh doanh theo ba hướng: tích cực, trung lập và tiêu cực. Hiện tại, kế hoạch đang được triển khai theo kịch bản trung bình. Bà Nga dự báo chuỗi cung ứng có thể chịu biến động, nhưng Thiên Long đã chuẩn bị sẵn lượng nguyên vật liệu phù hợp cho mùa vụ, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định.
“Chúng ta không phải quá thận trọng, sự chuẩn bị không cần quá dư thừa, vì điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Mỗi quyết định đều phải được tính toán tối ưu,” bà nhấn mạnh.
Ngoài ra, Tổng giám đốc Thiên Long cũng đề cập đến yếu tố tỷ giá, cho rằng nếu tính theo đồng VND, giá nguyên vật liệu có thể tăng do biến động tỷ giá. Tuy nhiên, với lợi thế xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp có được thặng dư ngoại tệ, tạo ra một phần lợi nhuận bổ sung. “Không cần quá lo ngại về tỷ giá, vì các chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước sẽ giúp giữ ổn định,” bà Nga nhận định.
Cùng với thị trường Mỹ, Thiên Long sẽ đẩy mạnh hoạt động tại các nước Đông Nam Á như Philippines, Myanmar, Indonesia. Trong năm 2024, trong khi thị trường trong nước chỉ tăng trưởng 9%, thì khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 25%. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang mở rộng sang các thị trường mới như UAE, Nam Mỹ và châu Phi.
Đối phó với cạnh tranh từ hàng giá rẻ Trung Quốc
Trả lời cổ đông về cạnh tranh với hàng nội địa Trung Quốc, bà Nga cho biết đây là vấn đề được ban lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên thảo luận.
“Hàng nội địa Trung Quốc đã hiện diện tại Việt Nam hơn 10 năm. Tuy nhiên, với 45 năm kinh nghiệm, chúng tôi hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng Việt. Dù sản phẩm ngoại có thể đẹp mắt, nhưng chưa chắc phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Chúng tôi có hệ thống phân phối gắn bó lâu năm, giúp đưa sản phẩm đến đúng khách hàng mục tiêu,” bà Nga nói.
Theo bà Nga, hàng nội địa Trung Quốc chủ yếu cạnh tranh trên nền tảng thương mại điện tử, trong khi Thiên Long có lợi thế về giá cả hợp lý, năng lực sản xuất và tự động hóa cao, đủ sức cạnh tranh trực tiếp. Trừ khi đối thủ chấp nhận bán phá giá trong thời gian ngắn, thì việc cạnh tranh dài hạn là không bền vững.
Sau giai đoạn suy giảm, Thiên Long đã lấy lại thị phần nội địa trong năm 2024. Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp dự báo năm 2025 sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi một số quốc gia có thể chuyển hướng xuất khẩu sang Việt Nam do không thể tiếp cận thị trường Mỹ.
Thiên Long đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2025 đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 12% so với kết quả năm 2024. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm nhẹ 3% xuống còn 450 tỷ đồng. Bà Trần Phương Nga lý giải rằng việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận là cần thiết để xây dựng hệ thống phân phối bền vững, tăng cường rào cản cạnh tranh và đầu tư vào công nghệ AI và hoạt động R&D.
“Chúng tôi không nhìn vào lợi ích ngắn hạn mà ưu tiên chiến lược dài hạn,” bà Nga nhấn mạnh.
Liên quan đến kế hoạch M&A, ban lãnh đạo cho biết một thương vụ đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng, tuy nhiên chưa thể công bố chi tiết.
“M&A luôn nằm trong chiến lược của Thiên Long, nhưng chúng tôi không theo đuổi bằng mọi giá mà sẽ cân nhắc kỹ lưỡng mức độ phù hợp và giá trị dài hạn,” bà Nga khẳng định.
Rủng rỉnh tiền, 'Vua bút bi' Thiên Long bơm hàng trăm tỷ cho công ty con
Tham vọng tổng thầu EPC, MICO Group của ông Đào Song Hà tiềm lực ra sao?
(VNF) - Với định hướng trở thành tổng thầu EPC trong lĩnh vực năng lượng, hóa dầu – hóa chất, môi trường, cơ điện... MICO của ông Đào Song Hà nhiều năm qua đã trúng hàng chục gói thầu với tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Bảo Tín Minh Châu: Bán vàng cả năm nhưng lãi không mua nổi 50 lượng
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu báo lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng trong năm 2023, số tiền này không đủ mua 50 lượng vàng SJC (tính theo giá vàng ngày 1/4 mà Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết).
Phát triển kinh doanh xây dựng 3: Lỗ triền miên, gánh khối nợ 2.700 tỷ
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 đã lỗ luỹ kế gần 500 tỷ đồng, khoản lỗ này khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm 245 tỷ đồng.
Trước thềm đàm phán với Mỹ, dự án 3,7 tỷ USD mua 50 máy bay của Vietnam Airlines có diễn biến mới
(VNF) - Vietnam Airlines đề xuất mua thêm 50 máy bay thân hẹp Airbus A320NEO hoặc Boeing B737MAX và 10 động cơ dự phòng, với tổng trị giá dự kiến khoảng 92.800 tỷ đồng (khoảng 3,7 tỷ USD).
TODIMAX bị ngừng sử dụng hóa đơn vì chây ì nợ thuế
(VNF) - Chi cục Thuế khu vực II đã ban hành văn bản ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty cổ phần Điện máy Thành phố Hồ Chí Minh (TODIMAX).
Dây cáp điện Việt Thái: Nợ vay tăng nhanh, dòng tiền kinh doanh âm
(VNF) - Dù kinh doanh có lãi nhưng theo báo cáo tài chính của CTCP Dây cáp điện Việt Thái từ năm 2021 đến 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm. Bên cạnh đó, nợ vay của công ty cũng tăng nhanh qua từng năm.
CapitaLand: 30 năm đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam
(VNF) - CapitaLand, một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu tại châu Á, đã hoạt động tại Việt Nam hơn 30 năm, trở thành một trong những nhà đầu tư chiến lược, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế của Việt Nam.
Bị bắt cùng Quang Linh Vlogs, vai trò của Lê Thành Công trong Tập đoàn Chị Em Rọt ra sao?
(VNF) - Ngoài Công ty Chị Em Rọt, Lê Thành Công còn góp vốn thành lập khoảng 7 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, bất động sản, công nghệ thông tin, bán lẻ... tại Hà Nội và TP. HCM.
Nhận diện chuỗi công nghiệp nhựa trăm tỷ của đại gia Phạm Văn Mẹo
(VNF) - Công ty TNHH TĐH do ông Phạm Văn Mẹo làm người đại diện theo pháp luật vừa bị phát hiện có nhiều vi phạm về thuế và bị xử phạt, truy thu cả tỷ đồng.
KOL vi phạm luật quảng cáo: Các nền tảng có làm đúng trách nhiệm?
(VNF) - Các nền tảng mạng xã hội hiện nay như TikTok, Facebook, YouTube và Instagram, đã trở thành công cụ quảng bá không thể thiếu của các KOL và Influencer. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật ngày càng phổ biến, đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các nền tảng này trong việc kiểm soát nội dung.
Phó tổng giám đốc một tập đoàn lương 650 triệu/tháng, cao hơn Tổng giám đốc
(VNF) - Dù là người sáng lập và giữ vị trí Tổng Giám đốc, ông Lê Hồng Minh tại VNG lại có thu nhập thấp hơn các Phó Tổng Giám đốc, với mức lương 592 triệu đồng/tháng.
EVNFinance đổi tên, chốt mục tiêu lợi nhuận 960 tỷ đồng
(VNF) - Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực đổi tên thành Công ty Tài chính Tổng hợp Cổ phần Điện lực và đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng trong năm 2025.
Keppel Land: 'Ông lớn' Singapore đầu tư 3,5 tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
(VNF) - Keppel Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô lớn và các khu đô thị tích hợp giải pháp thông minh, bền vững.
Doanh nghiệp liên quan bà Trương Mỹ Lan lỗ hơn 2.700 tỷ đồng
(VNF) - Công ty cổ phần Bông Sen - doanh nghiệp liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, sở hữu khách sạn Daewoo - lỗ lũy kế hơn 2.700 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024.
Vừa báo lãi 40 tỷ, Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng tiếp tục bị đòi tiền
(VNF) - Bkav Pro tiếp tục bị VNDirect báo cáo về việc vi phạm nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu.
Tiết lộ về doanh nghiệp Việt khai thác 4,6 tấn vàng
(VNF) - Một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đặt mục tiêu khai thác hơn 4,6 tấn vàng trong giai đoạn 2026 - 2030
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Logistics hồi hộp chờ phản ứng
(VNF) - Các doanh nghiệp logistics chuyên làm dịch vụ hàng xuất sang thị trường Mỹ đang lo lắng chờ phản ứng khi Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Mỹ áp thuế 46%: DN Việt tìm hướng ứng phó trước 'phát súng' báo hiệu
(VNF) - Chia sẻ với VietnamFinance, các doanh nghiệp cho biết, nếu mức thuế như công bố của TT Trump được áp dụng, DN sẽ rất khó khăn nhưng tin rằng Chính phủ sẽ có bước đi ứng phó và bình tĩnh tìm cách ứng phó.
Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' giúp DN Việt ứng phó khi bị Mỹ áp thuế 46%
(VNF) - Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Scott McDonald cho rằng doanh nghiệp Việt phải nhanh chóng xem xét lại thị trường, chuỗi cung ứng và chiến lược của mình.
90% hàng Việt bị TT Trump áp thuế 46%: Điểm nhóm hàng, DN nguy cơ chịu tổn thương
(VNF) - Bình luận về tác động của việc Mỹ áp thuế 46% đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế khẳng định, đây sẽ là cú sốc lớn với thương mại Việt Nam. Với quyết định này, hàng hoá Việt Nam sẽ phải chịu nhiều mức cao hơn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
TT Trump áp thuế 46%: Những ngành hàng Việt Nam đối diện nguy cơ cao nhất
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ chịu “thiệt hại nặng” từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam với các đối thủ trong khu vực
UDIC: Công ty Xây dựng uy tín vi phạm thuế, chậm xây dựng NƠXH
(VNF) - Trong năm 2024, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Đô thị UDIC – Công ty TNHH MTV từng nhận án phạt về thuế hơn 14 tỷ đồng và bị xử phạt vì chậm khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhưng vẫn được bình chọn vào top 10 công ty xây dựng uy tín năm 2025.
Lời hứa Bầu Đức mãi chưa thành hiện thực, HAGL chưa thế xóa lỗ luỹ kế
(VNF) - Đây là năm thứ 8 mà HAGL nhận được ý kiến của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục, bắt đầu từ năm 2017 với nguyên nhân nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vượt quá tài sản ngắn hạn, đồng thời vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Cải tổ thị trường vốn để DN bớt lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng
(VNF) - Doanh nghiệp tư nhân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, trong khi thị trường chứng khoán chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cải tổ thị trường vốn là điều cấp thiết để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng.
Tham vọng tổng thầu EPC, MICO Group của ông Đào Song Hà tiềm lực ra sao?
(VNF) - Với định hướng trở thành tổng thầu EPC trong lĩnh vực năng lượng, hóa dầu – hóa chất, môi trường, cơ điện... MICO của ông Đào Song Hà nhiều năm qua đã trúng hàng chục gói thầu với tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.