Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT, đồng thời cũng là con trai Chủ tịch DIC Corp - Nguyễn Thiện Tuấn, vừa đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu DIG để nâng sở hữu từ 8,85% lên 9,66% vốn điều lệ, tương ứng với hơn 58,9 triệu cổ phiếu DIG.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận; thời gian giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/3 đến ngày 13/4.
Việc gom cổ phiếu DIG của con trai chủ tịch Tuấn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này chịu áp lực bị "xả hàng" dồn dập sau tin doanh nghiệp này bị thanh tra.
Cụ thể, ngày 28/2/2023, Thanh tra Chính phủ đã quyết định tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn tại DIC Corp. Ngay sau đó, phiên giao dịch ngày 1/3, cổ phiếu DIG giảm kịch sàn, tương ứng giảm 900 đồng về 12.600 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh kỷ lục 34,56 triệu cổ phiếu.
"Đây là hoạt động rất bình thường của Thanh tra Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Liên quan đến nội dung này, DIC Group nhận thấy cần thiết phải cung cấp một số thông tin để quý cổ đông yên tâm", ông Nguyễn Thiện Tuấn thông tin.
Lãnh đạo DIC Corp cho biết, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng hiện nay có xuất phát điểm là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1990, sau đó chuyển đổi mô hình thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ du lịch (năm 1993) và Công ty Đầu tư Phát triển – Xây dựng (năm 2001). Đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng đóng tại địa bàn TP. Vũng Tàu, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, phát triển đô thị và kinh doanh dịch vụ du lịch.
Thực hiện chủ trương và lộ trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, Bộ Xây dựng (là đơn vị chủ quản) đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ - Công ty Đầu tư phát triển xây dựng thuộc Bộ Xây dựng tại Quyết định số 237/QĐ-BXD ngày 6/2/2007. Đây là chủ trương đúng đắn của nhà nước vì DIC không phải là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu đối với nền kinh tế như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, xăng dầu, quốc phòng…
Ban chỉ đạo cổ phần hóa DIC đã thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo tại Quyết định số 352/QĐ-BCĐ ngày 07/03/2007. Theo đó, thành viên ban chỉ đạo và tổ giúp việc đa số là nhân sự thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương. DIC Group chỉ có người đại diện vốn tham gia với tư cách cung cấp các hồ sơ, giấy tờ liên quan để phục vụ công tác cổ phần hóa.
Ngày 22/8/2007, Ban chỉ đạo cổ phần hóa có Văn bản số 430/DIC Corp-BCĐ gửi Bộ Xây dựng về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng và ngày 15/10/2007, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BXD về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng.
Cổ phiếu DIG được chào bán lần đầu ngày 26/11/2007 trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. DIC Corp đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 13/3/2008 và tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu ngày 23/2/2008.
Ngày 18/4/2014, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra xác định vốn nhà nước bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước Công ty Đầu tư phát triển – Xây dựng sang Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng. Ngoài ra Kiểm toán Nhà nước khu vực IV đã kiểm toán tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Ngày 13/7/2016, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 687/QĐ-BXD về giá trị vốn nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 13/3/2008 để bàn giao doanh nghiệp nhà nước: Công ty Đầu tư phát triển - xây dựng sang Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng.
"Việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, tổ giúp việc, thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 1/1/2007, phê duyệt giá trị doanh nghiệp, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán vốn nhà nước tại DIC Corp theo đúng chủ trương của Chính phủ, theo đúng các quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính", Chủ tịch DIC Corp nhấn mạnh.
Liên quan đến công tác thoái vốn nhà nước, DIC Corp cho hay căn cứ Nghị quyết số 12/NQTW ngày 3/6/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII, Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 147/TB-VPCP ngày 17/3/2017 kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, công ty thuộc đối tượng doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ vốn và thuộc nhóm các tổng công ty đến hết 2018 phải thoái hết vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng sau đó đã phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại DIC ngay trong năm 2017, sớm hơn so với kế hoạch yêu cầu thoái trong năm 2018 theo đúng thẩm quyền, đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 28/11/2017, Bộ Xây dựng đã thoái vốn nhà nước tại DIC Corp, cổ phiếu DIG được bán theo phương thức khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM, số tiền thu được từ thoái vốn đã nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp.
Ngày 26/12/2017, Bộ Xây dựng có văn bản chấp thuận kết quả thoái vốn nhà nước tại DIC, xác nhận số tiền DIC đã nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp hơn 2.274 tỷ đồng tại ủy nhiệm chi ngày 14/12/2017 của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB theo đúng quy định. Ngày 6/1/2018, DIC tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, Bộ Xây dựng chính thức không còn là cổ đông tại DIC.
Về công tác thanh tra, kiểm tra công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, đoàn Kiểm toán nhà nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của DIC (niên độ báo cáo tài chính năm 2007 của DIC bắt đầu từ ngày 1/1/2007 đến ngày 12/3/2008). Như vậy, trong giai đoạn cổ phần hóa doanh nghiệp tại DIC, Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng tổ chức thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà, DIC là đơn vị thành viên của Tập đoàn Sông Đà tại Quyết định số 423/QĐ-TTCP ngày 10/3/2011 và đã ban hành kết luận thanh tra số 343/KL-TTCP ngày 23/2/2012. Ngoài ra, các bộ đã hướng dẫn, tham gia ý kiến một số nội dung trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ số 343/KL-TTCP.
"Như vậy, các nội dung liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm toán và đã được các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ kiểm tra, hướng dẫn, tham gia ý kiến cũng như điều tra của cơ quan công an kết luận DIC thực hiện theo đúng quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
"Hiện nay, nhà nước đang có chủ trương rà soát lại toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trước đây nên không chỉ riêng DIC mà rất nhiều doanh nghiệp đều thuộc đối tượng được Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát. Đây là hoạt động thường kỳ của Thanh tra Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
"Tuy nhiên, qua sơ lược quá trình thực hiện nêu trên có thể thấy công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng đã triển khai theo đúng quy định của pháp luật, đã trải qua nhiều lần thanh tra, kiểm toán, kiểm tra và đã có kết luận. Trong các quá trình thanh tra nêu trên, doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, triển khai tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra”, ông Tuấn cho biết.
“Hiện nay, ban lãnh đạo DIC cũng đang nỗ lực tối đa để đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, đồng thời căn cứ trên thực tế quỹ đất và hiện trạng triển khai đầu tư tại các dự án thì hội đồng quản trị đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với con số tương đối khả quan.
"Vì vậy, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng rất mong cổ đông bình tĩnh trước tình hình nhiễu loạn thông tin hiện nay, an tâm và cùng tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp như thời gian qua", Chủ tịch DIC Corp nói thêm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.