'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong ngày 24/2, Italy có thêm 743 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 6.820 người, cao hơn gấp hai lần số ca tử vong tại Trung Quốc.
Trong khi đó, tổng cố ca nhiễm virus SARC-CoV-2 ở Italy hiện là 69.176 người sau khi tăng thêm 5.249 ca trong 24 giờ qua.
Người đứng đầu Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italia Angelo Borrelli cho biết số người nhiễm dịch Covid-19 tại nước này thực tế có thể cao gấp 10 lần con số thống kê do hiện tại Italy mới chỉ xét nghiệm cho những người có triệu chứng nặng. Điều đó có nghĩa là, số người mắc Covid-19 thực tế tại Italy có thể lên tới gần 700.000 người.
Nhằm siết chặt hơn nữa các biện pháp phong toả, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ra sắc lệnh nâng mức phạt những người vi phạm từ mức 400 euro (khoảng 432 USD) lên đến 3.000 euro (khoảng 3.200 USD), đồng thời cho phép các địa phương có thể tự đưa ra các biện pháp nghiêm khắc hơn.
Trong ngày 24/3, Tây Ban Nha đã có thêm 514 bệnh nhân thiệt mạng và 6.600 ca nhiễm mới, nâng tổng số tổn thất tại nước này từ đầu dịch lên gần 2.991 ca tử vong và 42.058 ca mắc Covid-19.
Người đứng đầu bộ phận cấp cứu của Bộ Y tế Tây Ban Nha, Fernando Simon cho biết 5.400 y bác sỹ và các nhân viên y tế trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha đã nhiễm bệnh, chiếm đến 14% tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này. Con số này đã tăng thêm gần 400 ca chỉ trong một ngày.
Các Công đoàn y, bác sỹ Tây Ban Nha tuyên bố họ đã nộp đơn kiện chính phủ nước này và đòi hỏi phải có giải pháp khẩn cấp để cung cấp khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay trong vòng 24h.
Cảnh sát Tây Ban Nha cũng đang được kêu gọi mạnh tay hơn nữa trong việc trấn áp những người vi phạm luật phong toả. Theo báo chí Tây Ban Nha, sau 10 ngày phong toả, cảnh sát nước này đã phải phạt trên 100.000 người và bắt giữ gần 1.000 người vì cố tình ra đường khi không có việc khẩn cấp và tụ tập đông người nơi công cộng bất chấp lệnh cấm.
Tổng cục trưởng Y tế Pháp Jerome Salomon cho biết, trong ngày 24/3, Pháp ghi nhận thêm 240 ca tử vong vì Covid-19, đánh dấu ngày có nhiều người chết nhất tại nước này kể từ khi dịch bùng phát.
Hiện Pháp đã ghi nhận tổng cộng 1.100 ca tử vong vì Covid-19, trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới có số người chết vì Covid-19 vượt ngưỡng 1.000, chỉ sau Italy, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Iran.
Theo ông Salomon, con số 1.100 này chỉ bao gồm những ca tử vong ghi nhận tại các bệnh viện, không bao gồm những người tử vong tại các viện dưỡng lão. Ông cho biết, giới chức y tế Pháp sẽ tổng hợp cả các trường hợp tử vong tại các viện dưỡng lão trong vài ngày tới.
Cũng trong ngày 24/3, Pháp có thêm gần 2.500 người mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm virus gây viêm phổi cấp tại nước này lên 22.304, nhiều thứ 7 thế giới.
Giới chức y tế Pháp cho rằng, số người nhiễm bệnh thực tế có thể cao hơn con số thống kê vì thông thường chỉ những người có triệu chứng nặng mới được xét nghiệm.
Theo số liệu được công bố bởi Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc, nước này không ghi nhận ca nhiễm virus SARC-CoV-2 mới nào trong nước trong ngày 24/3, nhưng có tới 47 ca nhiễm mới từ nước ngoài.
Theo NHC, số ca nhiễm mới từ nước ngoài nói trên rải rác tại nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông,...
Hiện, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo cơ quan chức năng các địa phương kiểm tra y tế sát sao đối với các trường hợp người từ nước ngoài tới Trung Quốc, để nhanh chóng tiến hành cách ly các ca nghi nhiễm, tránh dịch lây lan sau những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trong nước.
Cũng trong ngày 24/3, có tổng cộng 491 bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc đại lục ra viện. Như vậy, tính đến hết ngày 24/3, đã có 73.650 bệnh nhân ở Trung Quốc khỏi bệnh và xuất viện.
Kể từ sau khi khởi phát tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, dịch Covid-19 đã khiến tổng cộng 81.171 người tại Trung Quốc đại lục bị lây nhiễm và khiến 3.277 người tử vong.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 24/3 công bố lệnh phong tỏa cả nước từ 0 giờ ngày 25/3 nhằm bảo vệ 1,3 tỷ người tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này trước dịch Covid-19.
Lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần và chính phủ ngưng hoạt động giao thông hàng không, xe lửa, trường học và doanh nghiệp.
Ấn Độ ghi nhận 536 ca nhiễm Covid-19 với 10 ca tử vong, trong khi nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ dịch bệnh lây lan đến nhiều khu vực khiến hệ thống y tế quá tải.
Trước đó đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo đại dịch sẽ lan rộng hay không tùy thuộc vào diễn biến ở các nước đông dân với mật độ cao.
Nhằm thúc giục chính quyền liên bang đưa cuộc chiến chống Covid-19 lên ưu tiên hàng đầu, ông Modi tuyên bố cấp khoản ngân sách 150 tỷ rupee (gần 2 tỷ USD) để hỗ trợ xét nghiệm SARC-CoV-2, cung cấp giường cách ly, máy thở và các vật tư thiết yếu khác.
Thủ tướng Modi cho biết đã thành lập nhóm chuyên trách phản ứng kinh tế với Covid-19 dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Tài chính, nhằm xử lý những tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế.
Xem thêm >> WHO cảnh báo Mỹ thành ‘ổ dịch’ Covid-19 mới, ông Trump thừa nhận thiếu thốn thiết bị y tế
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.