Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Như VietnamFinance đã thông tin, doanh nghiệp bí ẩn vừa đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng đang thu hút sự quan tâm có tên là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Quốc tế và Dịch vụ Thương mại USC (USC Interco); địa chỉ trụ sở tại ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Theo danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp là Nguyễn Hoàn Sơn, hộ khẩu thường trú tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nắm 40% cổ phần. Kế đó là Kim Thị Phương có hộ khẩu thường trú tại huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội nắm 30% cổ phần và Trần Gia Phong có hộ khẩu thường trú cũng tại huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội nắm 30% cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ông Trần Gia Phong, người quản lý doanh nghiệp là Kim Thị Phương.
Nếu góp đủ vốn như đăng ký trên, thì đây sẽ là doanh nghiệp thứ 6 sau PVN, EVN và Viettel cùng 2 doanh nghiệp FDI là Formosa Hà Tĩnh, Vietnam Beverage có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng. Thậm chí, con số 144.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp này vượt cả Viettel, Vietnam Beverage, và lọt vào top 3 những doanh nghiệp có vốn điều lệ cao nhất thị trường.
Dưới đây là danh sách chi tiết 5 doanh nghiệp ‘khủng’ có vốn tỷ USD tại Việt Nam:
Ngày 28/12/2018, Sở Kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH Vietnam Beverage - doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 53,59% cổ phần của Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào tháng 12/2017.
Trước khi thay đổi, Vietnam Beverage có vốn điều lệ 681,66 tỷ đồng, do công ty Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100%.
Trong đợt tăng vốn lần này, Beerco Limited - công ty con của ThaiBev - đã góp thêm 111.209 tỷ đồng vào Vietnam Beverage, qua đó tăng vốn của doanh nghiệp này lên 111.890 tỷ đồng.
Sau đợt tăng vốn, Vietnam Beverage đã chính thức từ doanh nghiệp nội trở thành doanh nghiệp nước ngoài khi tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Beerco là 99,39%
Mặc dù doanh nghiệp có số vốn tương đương gần 5 tỷ USD, song vẫn cách khá xa vị trí của 4 doanh nghiệp còn lại.
Viettel tiền thân là Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (Sigelco) được thành lập từ năm 1989, trước khi đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin. Cuối năm 2004, doanh nghiệp này chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Đầu năm 2018, Viettel được chuyển đổi sang mô hình tập đoàn, với tên gọi chính thức là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Vốn điều lệ của Viettel hiện đạt xấp xỉ 141.000 tỷ đồng.
Viettel hiện đang đầu tư vào 10 thị trường nước ngoài, trải dài tại 3 khu vực lớn (Châu Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam Á) và được coi là niềm tự hào của Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng viễn thông trên thế giới đang dần chậm lại, tuy nhiên các thị trường đầu tư của Viettel là các quốc gia đang phát triển với dư địa tăng trưởng còn rất lớn.
Cùng với quá trình đầu tư ra nước ngoài của Viettel, các doanh nghiệp trong “họ Viettel” cũng tiến quân ra các thị trường mà tập đoàn này đầu tư. Điển hình nhất là Viettel Global - doanh nghiệp phụ trách cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Viettel.
Nhằm triển khai dự án khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, năm 2008, Tập đoàn Đài Loan Formosa Plastic Group đã thành lập Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh - FHS. Sau nhiều lần tăng vốn để thực hiện dự án, vốn điều lệ của FHS hiện 183.300 tỷ đồng.
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh của FHS có tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 1 sau điều chỉnh của dự án là 12,787 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Năm 2012, FHS chính thức động thổ xây dựng dự án gồm nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu ở giai đoạn 1 trong tổng số 32 bến tàu; Tổ hợp nhà máy nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650MW, bao gồm 5 tổ máy phát điện. Đây là dự án ngành thép quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Năm 2015, FHS đi vào hoạt động nhập khẩu phôi thép để sản xuất cán thép nóng. Sau khi tập trung khắc phục sự cố môi trường năm 2016, FHS đã đưa 2 lò cao số đi vào vận hành đã nâng cao năng lực sản xuất.
Năm 2018, sản lượng thép của nhà máy đạt hơn 5 triệu tấn, doanh thu đạt 2,6 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 7.388 tỷ đồng.
Năm 2019, sản lượng thép của FHS tiêu thụ được 5,8 triệu tấn, doanh thu 3,05 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 7.830 tỷ đồng.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay, FHS đã đóng góp trên 21.400 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này đang tạo làm việc cho 14.200 lao động, trong đó lao động nước ngoài là 1.819 người và lao động người Việt Nam là 12.400 người.
Hiện FHS là dự án "đầu kéo" quan trọng thu hút các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, du lịch triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng.
EVN là nhà sản xuất điện chính của Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 tổng công suất phát điện của cả nước, thông qua các thành viên như 5 tổng công ty điện lực, 3 tổng công ty phát điện, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Lai Châu...
Kết quả năm 2018, EVN lãi 698,701 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là 0,47%.
Vốn điều lệ của EVN hiện tại là 194.100 tỷ đồng. Đây là tập đoàn kinh tế nhà nước có vốn điều lệ xếp thứ 2 trong top 5 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.
PVN tiền thân là Công ty Dầu khí Việt Nam, được Tổng cục dầu khí Việt Nam thành lập từ năm 1977 để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam.
Sau 4 thập kỷ phát triển, PVN đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như chủ quyền quốc gia.
Trải lòng về “khoảng lặng” ngành dầu khí từ 2015-2017, ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV PVN nói: “Đây là giai đoạn PVN chứng kiến nhiều đại án lớn”.
Ông Dũng cho biết những vụ việc tại PVN được đưa ra xét xử đã “gây thiệt hại vật chất bằng tiền không nhỏ thông qua giá trị cổ phần, cổ phiếu, tài sản của doanh nghiệp, tác động xấu tới việc kêu gọi đầu tư với các đối tác cả trong và ngoài nước”.
Năm 2019, PVN ước đạt doanh thu gần 710.000 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước toàn PVN ước đạt gần 100.000 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm. Hệ số bảo toàn vốn đạt 1,01 lần, đảm bảo an toàn và phát triển.
Hiện PVN có vốn điều lệ 281.500 tỷ đồng, đứng đầu trong danh sách những doanh nghiệp có vốn “khủng” tại Việt Nam.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.