'Điểm nghẽn' ở VNPT

Hà Phương - 01/09/2019 13:56 (GMT+7)

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang đối mặt nhiều thách thức ở ngành kinh doanh truyền thống và gặp thế khó trong việc định giá doanh nghiệp trước thềm cổ phần hóa.

VNF
Nhà nước dự kiến sẽ bán 35% cổ phần và chỉ nắm giữ 65% cổ phần VNPT.

Với tổng số vốn điều lệ 67.054 tỷ đồng, nhà nước dự kiến sẽ bán 35% cổ phần và chỉ nắm giữ 65% cổ phần VNPT.

Doanh thu đi ngang

Đến cuối 2018, VNPT có trên 34 triệu thuê bao, trong đó có 31,3 triệu thuê bao Vinaphone; còn lại là thuê bao cố định, thuê bao Internet băng thông rộng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, VNPT đạt 26.118 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 2,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.840,8 tỷ, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Doanh thu hợp nhất của VNPT gần như chỉ đi ngang trong 4 năm trở lại đây, quanh mức 51 - 52 nghìn tỷ đồng, dù vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VNPT tăng vọt trong giai đoạn 2016-2018. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 6.447 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2017.

Trong số các đơn vị ăn lên làm ra của VNPT, phải kể đến “con gà đẻ trứng vàng” là Vinaphone. Trong đó, năm 2018 doanh thu của Vinaphone đạt 41.908 tỷ đồng, tăng 5,52%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.558 tỷ đồng, tăng 18,66% so với năm 2017. Vinaphone đặt mục tiêu doanh thu hàng năm giữ mức tăng trưởng bình quân trên 8%/năm và lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%/năm.

Trong khi đó, Bệnh viên Bưu điện - đơn vị trực thuộc của VNPT, năm 2018 đã nhận sáp nhập Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện, doanh thu năm 2018 đạt 990 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2017 và lợi nhuận đạt xấp xỉ 48,4 tỷ đồng.

Thách thức ngành truyền thống

Theo các chuyên gia, khách hàng đã chuyển hướng sang sử dụng các cuộc gọi OTT như Viber, Zalo, Skype, Facebook… do đó các nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản như gọi điện thoại hay SMS đang ở thời kỳ suy thoái.

Bà Trần Thị Thanh Mai, Giám đốc Công ty Kantar Media, cho biết tốc độ tăng trưởng của Internet cộng với sự phổ biến của các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, Smart TV, HD box… sẽ hỗ trợ phát triển mạnh mẽ OTT. Điều này khiến dịch vụ kinh doanh nghe gọi truyền thống ngày càng bị mai một.

Trong thời gian ngắn, thị trường OTT tại Việt Nam có sự bùng nổ mạnh mẽ với sự tham gia của các ông lớn nội địa, như VTV, VTC, K+, SCTV, FPT Telecom, BHD, Galaxy,… cho đến các nhà đầu tư nước ngoài, như iFlix, Netflix...

Để cạnh tranh, VNPT cũng chuyển hướng đẩy mạnh phát triển 4G, 5G, cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động, băng rộng cố định, đồng thời đầu tư phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), phân tích dữ liệu Big Data.

Theo định hướng của VNPT, hiện Tập đoàn tập trung phát triển 3 mảng chính: các thiết bị đầu cuối do VNPT Technology thực hiện; sản xuất thiết bị vật tư, sản xuất công nghiệp; và dịch vụ tích hợp viễn thông, CNTT.
Đặc biệt, VNPT còn phát triển các phần mềm Chính phủ điện tử, hiện hầu hết các bộ ngành địa phương đang sử dụng hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia do VNPT triển khai.

Khó khăn khâu định giá

Theo ông Nguyễn Hồng Long- Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trung ương, không chỉ riêng đối với VNPT mà nhiều DNNN khác, CPH chậm là do vướng đất đai.

Việc xây dựng được phương án sử dụng đất là tiền đề để xây dựng phương án CPH. Đây là khó khăn, vướng mắc lớn nhất, vì nguồn gốc đất đai của DNNN qua một thời gian dài rất phức tạp. CPH không bao giờ gây ra mất đất, nhưng quá trình chuyển mục đích sử dụng đất sau CPH mới làm thất thoát đất.

Do vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp rất quan trọng để tránh thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình bán đấu giá cổ phần của DNNN. Trước đây, DNNN có quy mô vốn trên 5.000 tỷ đồng mới phải mời cơ quan kiểm toán vào kiểm toán để xác định giá trị tài sản, nhưng pháp luật hiện hành quy định DNNN có giá trị chỉ trên 1.800 tỷ đồng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán để xác định giá trị tài sản. Do vậy với số vốn trên 67 ngàn tỷ đồng, thì khâu định giá ở VNPT phải được thực hiện rất chặt chẽ.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV VNPT, cũng đã từng chia sẻ khó khăn lớn nhất hiện nay của VNPT là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất. VNPT có 4.270 mảnh đất trên 63 tỉnh, thành và hiện khâu phê duyệt CPH chưa xong nên chưa có cơ sở xác định chi phí CPH để thuê tư vấn. “Với tiến độ này, khả quan nhất thì phải đến cuối năm 2020 VNPT mới xác định được giá trị doanh nghiệp, tức là phải sang năm 2021 VNPT mới có thể CPH được”, ông Hùng chia sẻ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia lo ngại, một lượng lớn cổ phần VNPT được bơm ra thị trường trong bối cảnh nền thị trường chứng khoán không mấy khởi sắc, sẽ là bài toán khó đối với VNPT trong việc tìm đối tác chiến lược, cho dù VNPT là một trong những doanh nghiệp được chờ đợi IPO nhất trong suốt 10 năm qua.

Sức ép cạnh tranh dịch vụ OTT

Theo tổ chức nghiên cứu Muvi, trong ba năm tới, ước tính doanh thu thị trường OTT tại khu vực Đông Nam Á có thể đạt tới con số 650 triệu USD/năm. Hiện ở Việt Nam cũng đã có đến 30 sản phẩm OTT, qua đó có thể thấy tiềm năng, dư địa thị trường này đầy hứa hẹn. Điều nay cho thấy các dịch vụ nghe, gọi truyền thống sẽ mai một và nhường sân chơi cho dịch vụ OTT.

Tại thị trường Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị nội địa và nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT. Tuy nhiên, ưu thế vẫn thuộc về các doanh nghiệp ngoại vì không bị đánh thuế cũng như kiểm duyệt nội dung…

Để vượt qua các đối thủ trên thị trường, không có cách nào khác, các doanh nghiệp trong nước phải tìm các lợi thế cạnh tranh sống còn. Đây không chỉ là thách thức đối với VNPT nói riêng mà các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ viễn thông truyền thống nói riêng.

Theo các chuyên gia, để có thể cùng tồn tại và đủ sức cạnh tranh với OTT nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt nên cùng hợp tác với nhau xây dựng nội dung số để tìm kiếm cơ hội hợp tác mở rộng thị phần.

Theo Enternews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quy hoạch Ninh Bình hiện thực hóa Đô thị di sản thiên niên kỷ

Quy hoạch Ninh Bình hiện thực hóa Đô thị di sản thiên niên kỷ

(VNF) - Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Bộ Tài chính đề nghị tăng cấm xuất cảnh với 'sếp' doanh nghiệp nợ thuế

Bộ Tài chính đề nghị tăng cấm xuất cảnh với 'sếp' doanh nghiệp nợ thuế

(VNF) - Bộ Tài chính đề nghị ngành thuế đẩy mạnh áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân, đại diện doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế.

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh

(VNF) - Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng rất mạnh. Hiện hơn 87% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Trong khi đó, giao dịch qua ATM giảm nhanh.

Hà Nội: Căn hộ thương mại 45 - 70m2 tính cho 2 người ở

Hà Nội: Căn hộ thương mại 45 - 70m2 tính cho 2 người ở

(VNF) - Về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số đối với chung cư hỗn hợp làm nhà ở thương mại, Hà Nội quy định căn hộ 2 phòng ở có diện tích từ trên 45m2 đến 70m2 được tính 2 người.

Công khai xin lỗi một Việt kiều bị bắt giam oan sau 34 năm

Công khai xin lỗi một Việt kiều bị bắt giam oan sau 34 năm

Sau 34 năm bị bắt giam oan về các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, ông Lâm Hồng Sơn (68 tuổi, Việt kiều Mỹ) đã được Viện KSND và Công an của tỉnh An Giang, Công an tỉnh Long An công khai xin lỗi.

18 tấn vàng ra thị trường, liên ngành đi thanh tra, vàng vẫn tăng giá mạnh

18 tấn vàng ra thị trường, liên ngành đi thanh tra, vàng vẫn tăng giá mạnh

(VNF) - Dù NHNN đã bán ra 1,8 tấn nhưng giá vàng miếng SJC vẫn đắt đỏ, mức chênh còn gần gấp đôi so với trước đấu thầu. Nhiều chuyên gia cho rằng đấu thầu vàng chưa phát huy hiệu quả, chỉ là giải pháp tình thế.

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

(VNF) - Hiện nay, các công ty chứng khoán (CTCK) sử dụng công nghệ như một “bàn đạp” quan trọng để thu hút khách hàng. Nhiều công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ở mảng môi giới để tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó bán chéo các sản phẩm như cho vay margin, tư vấn đầu tư hay quản lý tài sản.

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.