'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian gần đây, cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT trở thành tâm điểm bình luận sôi nổi của giới đầu tư khi thị giá FPT vượt đỉnh lịch sử. Tính riêng trong 3 tháng qua, thị giá FPT đã tăng trên 25% trong khi chỉ số VN-Index chỉ tăng khoảng 14%. Trong vòng 1 năm, thị giá FPT tăng khoảng 40% trong khi VN-Index "thụt lùi".
Đặc biệt, xét trong 10 năm qua, thị giá FPT đã tăng gấp 13 lần. Chính vì vậy, FPT trở thành hình mẫu cho phương pháp đầu tư "mua và nắm giữ".
Một trong những yếu tố quan trọng giúp cổ phiếu FPT diễn biến ấn tượng như vậy là vì đà tăng lợi nhuận cực kỳ bền bỉ của doanh nghiệp này. Tính đến hết quý II/2023, lợi nhuận hàng quý của FPT đã tăng tới 11 quý liên tiếp so với cùng kỳ năm trước đó, chủ yếu là tăng trưởng hai chữ số.
Mặc dù thành tích tăng trưởng lợi nhuận của FPT là vượt trội hoàn toàn so với thị trường chung nhưng vẫn có một doanh nghiệp niêm yết lớn có chuỗi tăng lợi nhuận dài hơn cả FPT, đó là Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG). Lợi nhuận của tập đoàn này đã tăng 16 quý liên tiếp. Tuy nhiên, xét trong 3 tháng và 1 năm qua, thị giá CMG tăng không đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp khác mặc dù không thể ghi nhận chuỗi tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như FPT nhưng cũng đạt từ 6 quý liên tiếp trở lên. Như trường hợp của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), lợi nhuận của doanh nghiệp này đã tăng 7 quý liên tiếp. Chỉ trong nửa đầu năm 2023, BMP thu về tới 575 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn cả năm 2021 và hoàn thành trên 88% kế hoạch cả năm 2023. Dù trong khoảng 3 tháng trở lại đây, giá cổ phiếu BMP suy giảm nhưng xét trong 1 năm qua, giá cổ phiếu này đã tăng tới gần 70%.
Một doanh nghiệp nữa cũng ghi nhận chuỗi tăng lợi nhuận 7 quý liên tiếp là Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HoSE: RAL). Thậm chí suốt từ năm 2020 đến nay, RAL chỉ ghi nhận 1 quý lợi nhuận "thụt lùi" so với cùng kỳ năm trước đó. Trên thực tế, RAL là một cổ phiếu được định giá rất thấp với P/E chỉ khoảng hơn 4 lần, giá trị vốn hoá còn thấp hơn giá trị sổ sách.
Rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư hiện tại là Rạng Đông hiện tại phụ thuộc quá nhiều vào Công ty Cổ phần Gia Lộc Phát (khoảng 30% doanh thu năm 2022 đến từ Gia Lộc Phát); ở chiều ngược lại, khoản phải thu đối với Gia Lộc Phát cũng khá lớn, ở mức 845 tỷ đồng, chiếm 19% tổng khoản phải thu của Rạng Đông. Thêm vào đó, Gia Lộc Phát lại là công ty có quan hệ mật thiết với cổ đông lớn của Rạng Đông (báo cáo kiểm toán của Rạng Đông cho biết Gia Lộc Phát do ông Lê Đình Hưng làm Chủ tịch và bà Lê Thị Kim Yến làm Tổng Giám đốc, cả 2 người này đều là cổ đông lớn của Rạng Đông).
Bên cạnh BMP và RAL, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) cũng là doanh nghiệp ghi nhận chuỗi tăng lợi nhuận ấn tượng với 6 quý liên tiếp; đặc biệt, xét trong 14 quý gần đây, chỉ có 1 quý ghi nhận giảm. Thị giá DHG đã tăng 35% trong 1 năm qua, dù 3 tháng qua giảm khoảng 10%.
Không chỉ các doanh nghiệp thông thường, các định chế tài chính như ngân hàng cũng có không ít đại diện ghi nhận chuỗi tăng lợi nhuận liên tục. Có thể kể đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) với 8 quý tăng liên tiếp, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) với 7 quý liên tiếp, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, HoSE: VIB) với 7 quý liên tiếp. Đặc biệt, với VIB, suốt từ năm 2019 đến nay chỉ có 1 quý ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.