Diễn biến mới tại dự án 5 tỷ USD NovaWorld Phan Thiet

Lệ Chi - 26/06/2023 20:34 (GMT+7)

(VNF) - Văn phòng Chính phủ vừa chuyển Bộ Xây dựng - thường trực tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản xem xét, giải quyết kiến nghị của tỉnh Bình Thuận liên quan đến vướng mắc tại dự án NovaWorld Phan Thiet.

VNF
Diễn biến mới tại dự án 5 tỷ USD NovaWorld Phan Thiet

Trong báo cáo, tỉnh Bình Thuận đã nêu 5 vướng mắc và đề xuất cụ thể hướng giải quyết các vấn đề cần tháo gỡ. Cụ thể, về chủ trương đầu tư, dự án được tỉnh cấp giấy chứng nhận lần đầu năm 2008 và thay đổi lần thứ 5 vào năm 2014. Đến tháng 4/2019, Bình Thuận ban hành quyết định chủ trương đầu tư mới (thay thế cho hai quyết định trên), giữ nguyên quy mô, nhưng mục tiêu thay đổi thành "đầu tư khu biệt thự, khu phố thương mại để bán và kinh doanh theo vòng đời dự án"; khu khách sạn cao cấp; kết hợp đầu tư các công trình thương mại, dịch vụ; sân golf, bungalow, nhà hàng...

Tuy nhiên, Bình Thuận cho biết pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm, loại hình biệt thự để bán và kinh doanh theo vòng đời dự án. Vì vậy, tỉnh nhận thấy việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với mục tiêu và các loại hình nêu trên là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý.

Theo UBND tỉnh, chủ đầu tư đã ký khoảng 3.000 hợp đồng với khách hàng nên việc hủy bỏ hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dự án, cũng như quyền lợi khách hàng và kinh tế xã hội địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư cũng là căn cứ thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo. Vì vậy, tỉnh đề nghị Tổ công tác xem xét, thống nhất phương án cho giữ nguyên chủ trương đầu tư tại Quyết định số 934 đã cấp tháng 4/2019.

Về cho thuê đất, dự án đã được tỉnh cho thuê 8 đợt với tổng diện tích 963ha với hình thức nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm. Việc cho thuê đất thành nhiều đợt tại thời điểm đó là do cơ quan chức năng của tỉnh nhận thức theo tiến độ thực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do dự án có quy mô rất lớn. Đồng thời, cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng nhận định việc cho thuê đất sau khi đã hoàn thành toàn bộ việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rất khó khăn.

Bình Thuận cho biết qua rà soát, hiện không có quy định về cho thuê đất theo tiến độ thực hiện bồi thường nên việc cho thuê đất nhiều đợt trong cùng một dự án là chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vướng mắc khi xác định giá đất cụ thể tại nhiều thời điểm. Do đó, tỉnh đề xuất xử lý lại 8 quyết định cho thuê đất thành một tại thời điểm tháng 8/2021.

Vướng mắc tiếp theo là trong việc tạm thu tiền thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do khó khăn trong việc xác định giá đất, chủ đầu tư mới tạm nộp gần 386 tỷ đồng thuê đất tính từ năm 2011 đến hết 2022. Sở Tài nguyên và Môi trường đã cấp 67 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đã được UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê (963ha).

Tuy nhiên, tỉnh thừa nhận cho phép tạm thu tiền thuê đất như trên là chưa đúng quy định pháp luật. Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất đối với dự án để công ty nộp đủ nghĩa vụ tài chính.

"Đề nghị tổ công tác xem xét, hướng dẫn xử lý trường hợp này (có thực hiện thu hồi, bãi bỏ chủ trương tạm thu cho chặt chẽ, đúng quy định pháp luật không?)", UBND tỉnh Bình Thuận nêu trong báo cáo.

Tương tự, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, theo tỉnh, cũng là chưa đảm bảo quy định pháp luật. Bình Thuận đang chỉ đạo các đơn vị xử lý, trong đó có xem xét thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Dù vậy, tỉnh cũng lo ngại có thể phải đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư bởi một số giấy chứng nhận đã thế chấp tại ngân hàng.

"Tỉnh nhận thấy đây là một vướng mắc khó, mang tính chất nhạy cảm, pháp luật chưa quy định rõ", Bình Thuận cho biết và đề xuất Tổng công tác hướng dẫn nhằm giảm thiểu thiệt hại nhất cho tỉnh, cũng như nhà đầu tư.

Bình Thuận cũng chỉ ra nhiều khó khăn về việc xác định giá đất cụ thể của dự án gồm thời điểm, phương pháp xác định giá đất và xác định giá đất khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết dẫn đến tăng hệ số sử dụng đất. Trong đó về thời điểm xác định giá đất, tỉnh đề nghị cũng cho phép xử lý lại 8 đợt thuê đất thành 1 tại thời điểm tháng 8/2021.

Cuối cùng là vướng mắc về chuyển hình thức sử dụng đất sang thuê đất trả tiền một lần theo kiến nghị của chủ đầu tư. Đầu tháng 5, công ty đề nghị tỉnh cho phép chuyển hình thức sử dụng đất của khu biệt thự, nghỉ dưỡng, phố thương mại từ trả tiền hàng năm sang thuê trả tiền một lần.

Dự án NovaWorld Phan Thiết được Novaland khởi công xây dựng từ quý I/2019, quy mô 1.000ha, với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD. Sau một thời gian tạm dừng, vào tháng 5 vừa qua, Novaland, MB, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Cơ khí và Đầu tư Xây dựng số 9 (Coma 9), Công ty TNHH Đầu tư Tân Hà, Công ty TNHH Xây dựng Tài Việt Tín đã ký kết thỏa thuận hợp tác tái khởi động dự án NovaWorld Phan Thiet.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
 Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

Tôi tình cờ bén duyên nghề báo

(VNF) - Từ nhỏ, tôi đã mơ ước bản thân sau này sẽ trở thành một nhà giáo, một dịch thuật viên hoặc xa xôi hơn là một biên kịch đứng sau những bộ phim đắt khách… Nhưng trong ngần ấy hoài vọng, tôi chưa khi nghĩ đến một ngày, lại bén duyên với nghề báo.

Doanh nghiệp dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế hơn 760 tỷ đồng

Doanh nghiệp dầu khí liên quan Vạn Thịnh Phát nợ thuế hơn 760 tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil) - doanh nghiệp có cựu chủ tịch liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát - nợ hơn 760 tỷ đồng tiền thuế, chiếm 1/3 tổng nợ thuế tại TP. Cần Thơ.

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

Cách báo chí lật mở 'hộp đen' AI

(VNF) - Trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là công nghệ đầu tiên và chắc chắn không phải là công nghệ cuối cùng làm thay đổi hiện trạng báo chí. Nếu được sử dụng hiệu quả, công nghệ này hứa hẹn giúp việc đưa tin tức chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách tắc trách, nó sẽ tạo ra một “đại dương bài báo rác”

Tháo gỡ cơ chế  'đặt hàng' cơ quan báo chí

Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

Chứng khoán Việt Nam bị lỡ 'chuyến tàu' nâng hạng

(VNF) - Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI).

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt  - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

Toàn cảnh khu vực xây hầm chui Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ - Phạm Văn Đồng

(VNF) - Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất xây dựng 3 hầm chui trên trục vành đai 3. Trong đó có hầm chui tại nút giao Hoàng Quốc Việt - Trần Vỹ -Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.293 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Ông Lê Văn Dũng Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

Quảng Nam: Sau 6 năm đổi chủ, Home Land Paraside Village vẫn đình trệ, bỏ hoang

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa thông tin về dự án Home Land Paraside Village. Đây là đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

‘Vũ khí' bí mật của Trung Quốc trong cuộc chiến đồng toàn cầu

(VNF) - Nhu cầu đồng tiếp tục tăng trên toàn cầu. Và khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với giá đồng tăng cao và thị trường đồng luôn biến động thì Trung Quốc vẫn tỏ ra khá ung dung.

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

Thép phục hồi kém, xi măng khó tăng trưởng cao

(VNF) - Các chuyên gia của TPS cho rằng, sự phục hồi của ngành thép vẫn còn hạn chế, nhu cầu xi măng trong nước khó đạt mức tăng trưởng cao, trong khi đó ngành đá được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.