Tháo gỡ cơ chế 'đặt hàng' cơ quan báo chí

Trần Anh Tú – Phó tổng biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông - 21/06/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 xác định, báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên, các “phương tiện thông tin thiết yếu” đang “yếu” một phần vì các cơ quan liên quan chậm trễ trong việc giao nhiệm vụ truyền thông hay đặt hàng các cơ quan báo chí.

Kinh tế báo chí - Bức tranh ảm đạm

Doanh thu của một cơ quan báo chí đến từ các nguồn: doanh thu trực tiếp (bán báo); doanh thu gián tiếp như quảng cáo, nhận tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, được Chính phủ đặt hàng, cung cấp các dịch vụ liên quan đến báo chí như tổ chức sự kiện, hội thảo, đào tạo, tư vấn truyền thông. Vậy “dạ dày của báo chí” (chữ dùng của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng) ra sao?

Theo Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, cả nước có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí. Trong đó, có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật; 72 đài phát thanh, truyền hình: trong đó 64 đài phát thanh, truyền hình trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình (Báo Nhân dân, QHVN, ANTV, VNews, PTTH Quân đội).

Tuy khác nhau về loại hình nhưng phần lớn cơ quan báo chí tại Việt Nam đang sụt giảm về nguồn thu, nhất là các đài truyền hình và cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính. Khó khăn này một phần do các cơ quan báo chí trong nước đang bị các nền tảng xã hội cạnh tranh về quảng cáo - truyền thông và cả người đọc, người xem. Cụ thể, nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến của các cơ quan báo chí chỉ còn lại khoảng 30%; 70% quảng cáo trực tuyến đã mất vào tay các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube, Tiktok... Thêm nữa, nhiều tờ báo thực hiện quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ do các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới cung cấp, làm cho chi phí quảng cáo tiếp tục lại đổ vào các nền tảng này, doanh thu báo chí cũng vì vậy mà ngày càng eo hẹp dần. Các trang tin, trang mạng xã hội cũng thu hút doanh thu quảng cáo khiến “miếng bánh” kinh tế cho các cơ quan báo chí ngày một nhỏ đi.

Tiền quảng cáo giảm trong khi nguồn lực và cơ chế của nhà nước “bơm” cho báo chí lại rất hạn chế. Hiện nay, chi ngân sách cho báo chí còn thấp (chi thường xuyên dưới 0,5%, chi đầu tư dưới 0,3%). Một số cơ quan báo chí lớn chưa có đặt hàng từ ngân sách. Một đại diện cơ quan báo chí lớn từng mong muốn đặt hàng của nhà nước được khoảng 30%, còn lại 70% tự bươn chải trên thị trường.

Đặt hàng báo chí: Cơ quan quản lý cũng “bó tay”

Doanh thu quảng cáo giảm, lượng báo phát hành sụt giảm còn việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí thì sao?

Trước tiên phải hiểu, nhà nước hoặc các tổ chức công quyền có thể đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Đây được coi là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông chính sách cấp quốc gia, nhằm hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời đến công chúng.

Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ, đặt hàng 86 cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền 58 tỷ đồng. Để góp phần đảm bảo an sinh tinh thần cho người dân TP. HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã huy động nguồn lực xã hội hoá để mua và phát báo hàng ngày tới nhân dân ở 312 xã, phường của TP. Tổng số 7 đầu báo, 4,7 triệu tờ báo đã được phát với tổng kinh phí mua báo lên tới gần 25 tỷ đồng. Đây có thể coi là một trong những ví dụ thành công ít ỏi về việc đặt hàng báo chí.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông liên tục nhận được một số ý kiến phản ánh của cơ quan báo chí về khó khăn trong việc đảm bảo nguồn lực cho nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền và việc giao nhiệm vụ, đảm bảo điều kiện đặt hàng cho cơ quan báo chí theo quy định (như: xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ…) để thực hiện thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu, truyền thông chính sách từ nguồn ngân sách nhà nước.

Và ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng “bó tay”. Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (tháng 3/2024), đại diện các Sở Thông tin và Truyền thông khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã trình bày các khó khăn, vướng mắc về việc xây dựng định mức, đơn giá hoạt động báo in, báo nói, sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình… Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, kiến nghị cơ quan thẩm quyền hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các sản phẩm báo chí đặc thù như: báo điện tử kèm nội dung video, audio, sản phẩm longform, mega stories, emagazine, infographic.... cũng như nghiên cứu xây dựng khung đơn giá chung và tiêu chí áp dụng đơn giá đối với từng loại hình báo chí, từng địa phương để các cơ quan báo chí và địa phương tham khảo áp dụng.

Điều này cho thấy cơ quan tham mưu cấp sở cũng bí. Như vậy thì làm thế nào mới có thể tư vấn cho lãnh đạo tỉnh triển khai việc giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với báo chí? Định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí chậm được ban hành nên cơ sở để đặt hàng các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước hầu như là… bế tắc.

Có thể tháo gỡ ngay

Tháng 2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo, Bộ đang dự thảo Thông tư quy định quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Dự thảo Thông tư này nêu rõ nguyên tắc chung xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực báo chí sử dụng ngân sách nhà nước. Các cơ quan báo chí xây dựng, trình ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí và để thực hiện nhận đặt hàng các dịch vụ sự nghiệp công do các cơ quan nhà nước đặt hàng. Điều này là căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ báo chí sử dụng ngân sách nhà nước; thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo chí.

Cụ thể, đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách trung ương: các cơ quan báo chí trung ương tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trình báo cáo cơ quan chủ quản thẩm định phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, ban hành để thực hiện đối với cơ quan báo chí đó. Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách địa phương: căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công do cấp có thẩm quyền tại địa phương ban hành, UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và ban hành để áp dụng đối với các cơ quan báo chí tại địa phương.

Đến nay, Thông tư này chưa được ban hành và các cơ quan chủ quản, các Bộ ngành thì vẫn ngại sai, than khó và mong muốn Bộ quản lý ngành có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

Trong khi đó, ngày 15/8/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 3355/BTTTT-CBC về việc tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc. Văn bản này cho rằng, hoạt động báo chí, cơ quan báo chí luôn gắn với nhiệm vụ truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu, phục vụ nhiệm vụ chính trị thuộc lĩnh vực quản lý của chủ quản. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan chủ quản quan tâm chỉ đạo hoạt động báo chí, bố trí tăng nguồn kinh phí trong năm 2023 và bố trí tăng dự toán kinh phí năm 2024 cho công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là truyền thông chính sách cho các cơ quan báo chí trực thuộc để thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu và truyền thông chính sách, đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được cấp phép. Ngoài ra, văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dẫn Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 để làm rõ một số vướng mắc về giao nhiệm vụ, đảm bảo các điều kiện đặt hàng cơ quan báo chí như thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, điều kiện đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, mức hao phí tối đa, cách tính định mức chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước…

Tuy nhiên cho đến nay, “nút thắt” trong việc giao nhiệm vụ, đặt hàng các cơ quan báo chí chưa được giải tỏa. Đến mức, tại kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cũng bức xúc: “Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các nền tảng truyền thông xã hội khác, việc hoàn thiện cơ chế về tài chính, thông tư quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí là rất cần thiết, phù hợp thực tiễn để các cơ quan báo chí vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện công tác thông tin đời sống xã hội”.

Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí nêu rõ: Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới. Tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh “bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách. Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ truyền thông chính sách phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật”.

Nhưng đến nay công tác này vẫn chưa có nhiều tiến triển trong khi hằng ngày, hằng giờ, các cơ quan báo chí vẫn cần mẫn thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách.

Việc chưa thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng báo chí là một trong những nguyên nhân khiến các cơ quan báo chí mất sức cạnh tranh trước các mạng xã hội đặc biệt là mạng xã hội xuyên biên giới. Việc hững hờ trong đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí tạo “khoảng trống” trong truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong bối cạnh truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ.

Đã đến lúc, các cơ quan liên quan cần có cái nhìn nghiêm túc và thiện cảm trong việc đặt hàng, giao nhiệm vụ thông tin tuyên truyền cho các cơ quan báo chí. “Đầu tư cho báo chí, truyền thông sẽ là đầu tư hiệu quả nhất. Vì nó tạo ra sức mạnh của nhận thức, sức mạnh của tinh thần” như nhận định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Vấn đề
(VNF) - Sau khi hoàn tất việc chiếm đóng Đông Dương, người Pháp bắt đầu các hoạt động kinh tế, thương mại trên quy mô lớn. Quá trình này, vốn lâu nay vẫn được gọi là các cuộc "khai thác thuộc địa", đã đưa tới những thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Trong dòng chảy đó, một nền báo chí thực sự cũng đã hình thành, trong đó có báo chí kinh tế và khái niệm kinh tế báo chí xuất hiện.
'Không có kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh'

'Không có kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh'

Tiêu điểm
(VNF) - Nhấn mạnh kinh tế góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có một cơ quan báo chí mạnh được.
'Cần lãnh đạo biết điều hành báo chí như doanh nghiệp'

'Cần lãnh đạo biết điều hành báo chí như doanh nghiệp'

Diễn đàn
(VNF) - Tạp chí quốc tế Nieman Report (Mỹ) mới đây đã có bài viết “Báo chí cần những nhà lãnh đạo biết điều hành doanh nghiệp”. Bài báo nêu bật những kỹ năng quan trọng dành cho thế hệ lãnh đạo truyền thông kế cận trong kỷ nguyên báo chí lấy cộng đồng làm trung tâm.
Đa dạng hóa nguồn thu cho báo chí: Nhiệm vụ khả thi!

Đa dạng hóa nguồn thu cho báo chí: Nhiệm vụ khả thi!

Diễn đàn
(VNF) - Dường như đâu đó đã có sự hiểu lầm khi diễn giải cụm từ “chuyển đổi số báo chí”. Bởi nếu như ở Việt Nam, chúng ta hay gắn nó với nhiệm vụ chính trị, thì trên thế giới, cụm từ ấy đồng nghĩa với đa dạng hóa nguồn thu cho báo chí.
PGS.TS Bùi Chí Trung: 'Một số điểm nghẽn đang kìm hãm kinh tế báo chí'

PGS.TS Bùi Chí Trung: 'Một số điểm nghẽn đang kìm hãm kinh tế báo chí'

Tiêu điểm
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu bài viết của PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn về một số điểm nghẽn đã và đang kìm hãm kinh tế báo chí.
Kinh tế báo chí trước thách thức của mạng xã hội

Kinh tế báo chí trước thách thức của mạng xã hội

Diễn đàn
(VNF) - Hiện cả nước có 6 có quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí và 72 cơ quan phát thanh, truyền hình. Dù khác nhau về loại hình nhưng các cơ quan báo chí đang giống nhau ở tình cảnh sụt giảm về doanh thu, nhất là với các cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Cùng chuyên mục
Chân dung tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973

Chân dung tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".