'Cần lãnh đạo biết điều hành báo chí như doanh nghiệp'

Minh Đăng - 21/06/2024 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Tạp chí quốc tế Nieman Report (Mỹ) mới đây đã có bài viết “Báo chí cần những nhà lãnh đạo biết điều hành doanh nghiệp”. Bài báo nêu bật những kỹ năng quan trọng dành cho thế hệ lãnh đạo truyền thông kế cận trong kỷ nguyên báo chí lấy cộng đồng làm trung tâm.

Theo Nieman Report, báo chí ngày nay đang tiến gần hơn đến cộng đồng của mình cả trực tuyến và trực tiếp, đồng thời đang cố gắng thực hiện tốt hơn việc lắng nghe những đối tượng mà họ đang phục vụ và cả những người chưa phục vụ. Báo chí cần những nhà lãnh đạo nỗ lực mang lại giá trị cho cộng đồng, đổi lại họ có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính.

“Chúng ta cần những nhà lãnh đạo có tư duy như người quản lý sản phẩm và hiểu rằng giá trị của một ấn phẩm được xác định bởi cộng đồng mà nó phục vụ”, bài báo của Nieman nêu rõ.

Có thể hoạch định chiến lược

Không giống như thời kỳ báo chí in ấn trước đây, lãnh đạo một tổ chức truyền thông ngày nay phải định hướng tổ chức đó vượt qua vô số thử thách để trở nên bền vững. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về tư duy chiến lược chưa bao giờ cấp thiết hơn thế.

Ông Kelly Ann Scott, cựu tổng biên tập và phó chủ tịch nội dung tại Alabama Media Group, người vừa được bổ nhiệm làm biên tập viên điều hành của tờ Houston Chronicle, cho biết: “Những người thực sự nắm vai trò lãnh đạo và thực sự tạo ra sự khác biệt cho các đơn vị báo chí là những người đặt ra chiến lược”. Tư duy chiến lược đã giúp các lãnh đạo tại Alabama Media Group, thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông quốc gia Advance Local, vạch ra lộ trình mới và bền vững hơn.

Vào năm 2023, Alabama Media Group đã ngừng sản xuất bốn tờ báo hàng ngày của mình. Hiện tại tổ chức này vận hành AL.com - trang tin tức chính, The Lede - bộ ấn phẩm điện tử hàng ngày cũng như các thương hiệu tập trung vào cộng đồng khác. Tổ chức này cũng đã ra mắt hai thương hiệu quốc gia gồm Reckon - đề cập đến công bằng xã hội và hoạt động tích cực, và It's a Southern Thing - một ấn phẩm về phong cách sống. Nó cũng điều hành một nhóm sản xuất phim có tên Advance Originals.

Ông Scott cho biết bằng cách tung ra các thương hiệu dành cho đối tượng và sở thích cụ thể, họ đã có thể xây dựng cộng đồng, tạo ra các cuộc thảo luận có ý nghĩa và giúp mọi người tìm thấy những điểm tương đồng trong bối cảnh phân cực lớn ngày nay. Tất cả điều này cũng đã giúp tạo ra sự bền vững.

“Bởi vì ngành này phải đối mặt với nhiều gián đoạn và biến động nên không nhất thiết người làm báo lành nghề sẽ đảm đương vị trí cao nhất mà có thể là người chỉ huy đứng ở vị trí thứ 2. Điều quan trọng hơn cả, người đứng đầu phải hiểu ngành đang hướng tới đâu và có tầm nhìn xa về cách tổ chức để có thể phát triển”, ông Scott nhấn mạnh thêm.

“Trong các tổ chức tin tức ngày nay, nếu nhà lãnh đạo không đặt ra những ưu tiên rõ ràng cho toà soạn của mình và nhận thức rõ mục tiêu của mình, chu kỳ tin tức hàng ngày sẽ nuốt chửng họ, những rắc rối kinh doanh sẽ nuốt chửng họ, sự không chắc chắn về ngành sẽ nuốt chửng họ. Và sau đó họ chẳng còn ý nghĩa gì cả”, ông Scott nhận định.

Tư duy chiến lược, các loại lý thuyết và khuôn khổ nền tảng của gần như mọi chương trình giảng dạy ở trường kinh doanh không phải là một phần của việc đào tạo các nhà báo, điều đó khiến nhiều lãnh đạo báo chí không được đào tạo bài bản.

Ông Evan Smith, đồng sáng lập của The Texas Tribune, hiện là cố vấn cấp cao của cả Emerson Collective và The Texas Tribune, cho biết cần có các chương trình đào tạo chính quy hơn trong các trường báo chí về lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông Smith, đạo đức và sứ mệnh định hướng của các nhà báo khiến họ trở thành những CEO xuất sắc, nhưng chúng ta cũng cần những nhà lãnh đạo báo chí thoải mái kiếm tiền và thừa nhận rằng họ đang bán một sản phẩm.

Nhìn thấy cơ hội trong sự hỗn loạn

Các hãng thông tấn có đủ hình thức, quy mô và phải đối mặt với những thách thức khác nhau, đòi hỏi các chiến lược quản lý phù hợp. Nhưng họ cũng có nhiều câu hỏi hóc búa chung, chẳng hạn như tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển các nguồn doanh thu mới.

Ngày nay, không chỉ mô hình kinh doanh và các công nghệ mới như AI đặt ra những thách thức cho ngành báo chí mà bối cảnh tin tức còn khiến cộng đồng kiệt sức và mất lòng tin.

Theo “Báo cáo Tin tức kỹ thuật số” của Viện Reuters năm 2023, niềm tin vào tin tức tiếp tục giảm trên toàn thế giới, với chỉ 40% người được khảo sát trên toàn thế giới cho biết họ luôn tin tưởng vào hầu hết các tin tức mà họ tiếp cận. Tại Mỹ, con số đó là 32% và tăng nhẹ 6% so với năm 2022. Phần Lan vẫn là quốc gia có mức độ tin cậy tổng thể cao nhất (69%), trong khi Hy Lạp có mức thấp nhất với chỉ 19%. Báo cáo này được thực hiện hàng năm và nghiên cứu ý kiến của hơn 93.000 người từ 46 quốc gia.

Ông Shirish Kulkarni, một nhà nghiên cứu đổi mới tin tức tại Đại học Cardiff ở Wales, coi vấn đề không phải là “tránh né tin tức” mà hơn thế nữa khi các độc giả tiềm năng trở thành “những người cảm thấy thất vọng khi đọc tin tức”.

Ông Kulkarni viết trong một bài luận cho Journalism.co.uk, rằng: “Độc giả đang đưa ra một quyết định hợp lý là không đọc các sản phẩm của chúng tôi. Thất bại đó thuộc về chúng tôi, nhưng điều đó cũng có nghĩa là có cơ hội để giải quyết sự thất vọng đó - phần lớn bằng cách kể những câu chuyện khác nhau theo những cách khác nhau”.

Tại Mỹ, khoảng 20.000 việc làm trong lĩnh vực truyền thông, không chỉ tin tức, đã bị mất vào năm 2023, gấp khoảng sáu lần so với năm trước. Theo một báo cáo gần đây, có khoảng hai đến ba tờ báo địa phương đóng cửa mỗi tuần ở Mỹ, để lại những vùng đất rộng lớn được gọi là “sa mạc tin tức”. Các hình thức khác tồn tại dưới dạng “phòng tin tức ma” dựa vào nội dung được chia sẻ hoặc tổng hợp mà không có một phóng viên cố định nào được trả lương.

Các kênh tin tức truyền hình vốn chưa được đầu tư nhiều vào kỹ thuật số cũng đang chịu áp lực khi sự chú ý của khán giả chuyển sang các kênh phát trực tiếp. Trong khi đó, các thương hiệu sinh ra từ kỹ thuật số, chẳng hạn như Vox và Vice, đã xây dựng hoạt động kinh doanh thông qua nền tảng xã hội đang phải thu hẹp hoạt động.

Trong bối cảnh đó, các toà soạn báo cần có các nhà lãnh đạo tìm ra những cách thức mới để cung cấp thông tin khiến độc giả không muốn đóng tab trong trình duyệt của họ hoặc ngừng đăng ký theo dõi.

Bà Thompson-Morton thuộc Đại học Thành phố New York (CUNY) cho biết báo chí cần cần những nhà lãnh đạo thức thời, những người có thể bản địa hóa những gì họ thấy có hiệu quả ở nơi khác và tạo ra các giải pháp có thể nhân rộng.

Cần làm gì trước tiên?

Một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đang nói đến thế hệ tiếp theo có thực sự chỉ là thế hệ tiếp theo hay không? Báo chí ngày nay đang gặp khủng hoảng và nếu chúng ta chờ đợi những nhà lãnh đạo mới, chúng ta sẽ lãng phí thời gian.

Trong hành trình tìm kiếm sự bền vững, năm 2024 được cho sẽ là năm của những lựa chọn khó khăn và cần tính toán chiến lược trên bốn mặt trận: tập trung vào điều gì, ngừng làm gì, nơi nào cần cắt giảm chi phí và hợp nhất, nơi nào để đầu tư.

Bài báo của Nieman cho rằng báo chí cần những người nhà lãnh đạo biết nắm bắt các mô hình doanh thu mới, đồng thời cũng cần những nhà lãnh đạo hào phóng, tập trung phát triển sự nghiệp của nhân viên và nghiêm túc trong việc tạo ra môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập.

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Kinh tế báo chí: Góc nhìn từ lịch sử

Góc nhìn 294 ngày trước
(VNF) - Sau khi hoàn tất việc chiếm đóng Đông Dương, người Pháp bắt đầu các hoạt động kinh tế, thương mại trên quy mô lớn. Quá trình này, vốn lâu nay vẫn được gọi là các cuộc "khai thác thuộc địa", đã đưa tới những thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Trong dòng chảy đó, một nền báo chí thực sự cũng đã hình thành, trong đó có báo chí kinh tế và khái niệm kinh tế báo chí xuất hiện.
Kỷ niệm ngày 21/6: Kinh doanh báo chí và bài học từ The Guardian

Kỷ niệm ngày 21/6: Kinh doanh báo chí và bài học từ The Guardian

Tiêu điểm 2 năm trước
(VNF) - Nhờ việc sớm áp dụng các công nghệ hiện đại, nhiều tòa soạn đã đạt được thành công trong kinh doanh báo chí, mà trường hợp của báo điện tử The Guardian (Anh) là ví dụ điển hình.
Ôn cố tri tân: Làm giàu từ kinh doanh báo chí

Ôn cố tri tân: Làm giàu từ kinh doanh báo chí

Tiêu điểm 2 năm trước
(VNF) - Trước đây, nhiều người vẫn quan niệm làm báo rất khó giàu, thậm chí rất dễ sạt nghiệp. Người ta còn truyền tụng câu nói “Muốn ai sạt nghiệp, hãy khuyên anh ta mở tờ báo”. Đầu thế kỷ XX, nhà văn trào phúng hàng đầu Việt Nam Nguyễn Công Hoan còn viết truyện ngắn “Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo”, để minh họa cho chủ đề này.
Cùng chuyên mục
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

22/03/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

21/03/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

20/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

19/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Tin khác
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'

(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

 Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số: 'Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Tăng trưởng 8% trong 2025: 'Mục tiêu hoàn toàn khả thi nếu…'

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình