'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trung Quốc cũng từng trải qua giai đoạn biến động về kinh tế vào năm 2003 khi đại dịch SARS bùng phát. Chỉ trong thời gian ngắn, dịch SARS đã khiến nhiều hoạt động của quốc gia này bị tê liệt. Kể từ khi dịch SARS xảy ra, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, lên đến hơn 300%.
Ông Eswar Prasad, chuyên gia kinh tế tại Đại học Cornell, giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới phụ trách Trung Quốc, nhận định dịch bệnh bùng phát lần này ở Trung Quốc có khả năng làm gián đoạn hoạt động du lịch, thương mại và chuỗi cung ứng trên khắp châu Á.
Du lịch có lẽ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trung Quốc đã đình chỉ tất cả tour du lịch khách đoàn trong nước lẫn ngoài nước trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi lạ lan rộng, khiến 41 người chết và hơn 1.300 ca nhiễm.
Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), kể từ ngày 27/1, tất cả dịch vụ tour du lịch khách đoàn Trung Quốc ra nước ngoài, bao gồm đặt vé khách sạn và máy bay, sẽ bị đình chỉ. Các tour du lịch khách đoàn trong nước sẽ bị đình chỉ kể từ ngày 31/1.
Thêm vào đó, việc chính phủ Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố lớn như Vũ Hán để ngăn chặn sự lây lan của virus corona cũng là “cú giáng mạnh” đối với nền kinh tế.
Vũ Hán – nơi bùng phát dịch bệnh, vốn là tâm điểm của ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc, chiếm 1,6% sản lượng kinh tế Trung Quốc.
Các nhà kinh tế nhận định Trung Quốc có thể sẽ phải cắt giảm thuế, tăng chi tiêu và cắt giảm lãi suất cơ bản để giảm bớt hậu quả thiệt hại bởi dịch bệnh hiện nay trong bối cảnh kinh tế nước này đang lâm vào tình trạng suy yếu trong năm qua với mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 thập kỷ (6,1%) cùng với cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Không chỉ ảnh hưởng tới mỗi kinh tế Trung Quốc, ông Warwick McKibbin, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng đại dịch lần này sẽ có tác động lớn hơn rất nhiều với kinh tế toàn cầu so với SARS bởi kinh tế Trung Quốc hiện chiếm một tỷ trọng lớn hơn đối với kinh tế thế giới. Thiệt hại do SARS gây ra ước tính khoảng 33 tỷ USD, chiếm 0,1% GDP toàn cầu năm 2003.
Năm 2003, Trung Quốc chỉ đóng góp 4% GDP toàn cầu. Nhưng hiện tại, tỷ lệ này đã lên 17%, đồng nghĩa tác động lan tỏa nếu kinh tế Trung Quốc lao dốc sẽ lớn hơn.
Đầu tuần này, công ty quản lý tài sản Amundi Asset Management cũng ra báo cáo nhận định các thị trường toàn cầu đang chịu ảnh hưởng khi nhà đầu tư hoảng loạn. Virus viêm phổi nCoV đã chấm dứt đà tăng kéo dài vài tháng qua trên các thị trường chứng khoán.
Dịch viêm phổi cấp do virus nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc. Virus nCoV có thời gian ủ bệnh trong 2-14 ngày, có thể lây lan trước khi xuất hiện các triệu chứng qua dịch thể khi ho và hắt hơi giống các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Dịch đã lan đến 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tây Ban Nha là nước mới nhất phát hiện người nhiễm bệnh. Nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sáng 1/2 thông báo số ca xác nhận tử vong do nhiễm virus Corona chủng mới tại nước này đã tăng lên 258, trong đó có 45 ca tử vong mới. |
Xem thêm >> Nga công bố 3 loại thuốc đẩy lùi virus corona
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.