Điều gì chờ đợi nước Mỹ sau màn hạ xếp hạng tín nhiệm từ Moody's?
(VNF) - Moody's đã hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Mỹ một bậc từ Aaa xuống Aa1, với lý do gánh nặng ngày càng tăng trong việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang và chi phí gia tăng để đảo nợ hiện tại trong bối cảnh lãi suất cao.
Hạ bậc tín nhiệm với nền kinh tế Mỹ
Ngày 16/5, Moody's đã hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia nguyên sơ của Mỹ, trở thành cơ quan xếp hạng tín nhiệm lớn cuối cùng hạ bậc tín nhiệm của quốc gia này, với lý do lo ngại về khoản nợ công trên 36.000 tỷ USD của Washington.
Theo đó, mức tín nhiệm của nền kinh tế Mỹ từ mức cao nhất là Aaa đã bị hạ 1 bậc xuống Aa1.

Cơ quan xếp hạng này cho biết: “Việc hạ một bậc trong thang xếp hạng 21 bậc của chúng tôi phản ánh sự gia tăng trong hơn một thập kỷ về tỷ lệ nợ chính phủ và thanh toán lãi suất lên mức cao hơn đáng kể so với các quốc gia có xếp hạng tương tự”.
Trước khi Moody's công bố mức xếp hạng tín nhiệm mới cho Washington, Standard & Poor’s (S&P) đã hạ xếp hạng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8/2011, trong khi Fitch Ratings cũng hạ xếp hạng của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8/2023.
Moody’s chính thức xếp hạng trái phiếu Mỹ lần đầu tiên vào năm 1993, nhưng đã xếp hạng “trần xếp hạng quốc gia” là Aaa cho nước này kể từ năm 1949.
“Các chính quyền liên tiếp của nước Mỹ và Nghị viện đã không thống nhất được các biện pháp đảo ngược xu hướng thâm hụt tài chính hàng năm lớn và chi phí lãi suất ngày càng tăng”, các nhà phân tích của Moody’s cho biết.
Các chuyên gia này nói thêm: “Chúng tôi không tin rằng các đề xuất tài chính hiện tại đang được xem xét sẽ dẫn đến việc cắt giảm đáng kể trong nhiều năm đối với chi tiêu bắt buộc và thâm hụt”.
Động thái này diễn ra khi đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện và Thượng viện tìm cách phê duyệt một gói cắt giảm thuế, tăng chi tiêu và cắt giảm an toàn, có thể làm tăng thêm hàng nghìn tỷ USD vào nợ công của Mỹ. Được gọi là "Dự luật lớn tốt đẹp" và được ủng hộ bởi Tổng thống Donald Trump, dự thảo này cuối cùng vẫn không được thông qua.
Thâm hụt lớn
Mỹ đang phải chịu thâm hụt ngân sách lớn vì chi phí lãi suất cho trái phiếu Kho bạc tiếp tục tăng do sự kết hợp của lãi suất cao hơn và nợ gốc nhiều hơn. Thâm hụt tài chính trong năm (bắt đầu tính từ ngày 1/10) đã lên tới 1.005 tỷ USD, cao hơn 13% so với một năm trước.
Trong tuyên bố đi kèm với việc hạ xếp hạng, các nhà phân tích của Moody’s đã viết rằng, “Nếu Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm năm 2017 được gia hạn, theo kịch bản cơ bản của chúng tôi, thì nó sẽ làm tăng thêm khoảng 4.000 tỷ USD vào thâm hụt tài chính liên bang chính (không bao gồm thanh toán lãi suất) trong thập kỷ tới”.
“Do đó, chúng tôi dự kiến thâm hụt liên bang sẽ tăng lên, đạt gần 9% GDP vào năm 2035, tăng từ mức 6,4% vào năm 2024, chủ yếu do tăng thanh toán lãi nợ, tăng chi tiêu phúc lợi và tạo ra doanh thu tương đối thấp. Chúng tôi dự đoán rằng gánh nặng nợ liên bang sẽ tăng lên khoảng 134% GDP vào năm 2035, so với 98% vào năm 2024”, Moody’s cho biết.

Tính cấp bách của một dự luật chi tiêu hợp lý
Tính cấp bách về một dự luật chi tiêu chính phủ đang gia tăng khi các thời hạn quan trọng đến gần, bên cạnh động thái từ Moody's.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã nói rằng ông muốn Hạ viện thông qua dự luật trước kỳ nghỉ lễ Tưởng niệm của Mỹ vào ngày 26/5, trong khi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã thúc giục các nhà lập pháp tăng giới hạn nợ của chính phủ liên bang vào giữa tháng 7.
Trước đó, chính phủ Washington đã đạt đến giới hạn vay theo luật định vào tháng 1 và bắt đầu áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để không vi phạm giới hạn.
Bộ trưởng Tài chính nước này đã chỉ ra rằng chính phủ có thể đạt đến cái gọi là ngày X - khi hết tiền mặt để đáp ứng mọi nghĩa vụ của mình - vào tháng 8 năm nay.
Sự lo lắng của nhà đầu tư về giới hạn nợ đã bắt đầu xuất hiện. Lợi suất trung bình của trái phiếu kho bạc đáo hạn vào tháng 8 cao hơn lợi suất của các trái phiếu có kỳ hạn liền kề.
Khiến nhà đầu tư thận trọng hơn
Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Financial Group, cho biết: “Trái phiếu kho bạc vẫn đang phải đối mặt với yếu tố cơ bản là nhu cầu nước ngoài đối với chúng giảm và quy mô ngày càng tăng của đống nợ cần phải liên tục tái cấp vốn sẽ không thay đổi, nhưng động thái của Moody’s mang tính biểu tượng khi một công ty xếp hạng tín nhiệm lớn chỉ ra rằng Mỹ đang phải chịu các khoản nợ và thâm hụt căng thẳng”.
Đầu tháng 4, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và đồng USD suy yếu so với các đồng tiền khác trên thế giới sau khi Tổng thống Trump áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư có thể bắt đầu rời xa nơi từng được mệnh danh là quốc gia đầu tư an toàn nhất thế giới.
“Điều này sẽ khiến tuần tới trở nên thú vị”, Fred Hickey, một người quan sát lâu năm các cổ phiếu công nghệ và là biên tập viên của The High-Tech Strategist tại Nashua, New Hampshire đã viết trên mạng xã hội X, gọi việc hạ cấp của Moody là một “quả bom tấn vào chiều thứ sáu”. Ông cho biết sẽ kỳ vọng giá trị trái phiếu và đồng USD sẽ giảm và giá vàng sẽ tăng để đáp lại.

Carol Schleif, chiến lược gia thị trường trưởng tại BMO Private Wealth, cho biết: "Thị trường trái phiếu đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến diễn ra tại Washington nói riêng trong năm nay". Bà cũng cho biết việc Moody's hạ cấp có thể khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn.
Spencer Hakimian, nhà sáng lập Tolou Capital Management tại New York, cho biết việc hạ cấp của Moody's, "cuối cùng sẽ dẫn đến chi phí vay cao hơn cho khu vực công và tư nhân tại Mỹ".
Mặc dù vậy, việc hạ xếp hạng tín nhiệm khó có thể gây ra tình trạng bán tháo bắt buộc từ các quỹ chỉ có thể đầu tư vào các chứng khoán được xếp hạng cao, Gennadiy Goldberg, giám đốc chiến lược lãi suất Mỹ tại TD Securities, cho biết, vì hầu hết các quỹ đã điều chỉnh hướng dẫn sau khi S&P hạ cấp.
"Nhưng chúng tôi hy vọng điều này sẽ tập trung lại sự chú ý của thị trường vào chính sách tài khóa và dự luật hiện đang được đàm phán tại Nghị viện", ông Goldberg cho biết.
Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và các nước Asean
Tom Cruise và thương vụ đầu tư dài hạn mang tên ‘Mission: Impossible’
(VNF) - Tom Cruise một lần nữa khiến thảm đỏ Croisette bùng nổ khi xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes năm nay với buổi ra mắt phần phim mới nhất trong loạt bom tấn hành động Mission: Impossible mang tên Final Reckoning.
Nữ tỷ phú Elizabeth Holmes: Từ ánh hào quang đến song sắt nhà tù
(VNF) - Câu chuyện về Elizabeth Holmes đã trở thành "huyền thoại" tại Thung lũng Silicon: từ sinh viên bỏ học trở thành tỷ phú, để rồi vướng vòng lao lý và phải ngồi tù.
'Tượng đài' của giới sưu tầm: Rolex Daytona bạch kim 1999 ra mắt thị trường đấu giá
(VNF) - Một trong những chiếc đồng hồ hiếm và độc đáo nhất từng được chế tác bởi Rolex – mẫu Daytona bằng bạch kim sản xuất năm 1999 đã được đưa ra đấu giá tại Sotheby’s Geneva vào ngày 11/5, với mức định giá có thể lên tới 1,7 triệu USD.
Đưa robotaxi sang châu Âu: 'Giấc mộng' toàn cầu hóa mới của công nghệ Trung Quốc
(VNF) - Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ được chọn là điểm đến đầu tiên tại châu Âu cho robotaxi của Baidu, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, đánh dấu bước tiến mới trong cuộc đua toàn cầu hóa ngành giao thông thông minh.
TT Trump: Không kịp đàm phán với 150 nước, Mỹ sẽ áp thuế trong 2 - 3 tuần tới
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra viễn cảnh rằng Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với nhiều đối tác thương mại của mình, thay vì đạt được thỏa thuận với tất cả các nước.
EU không mặn mà khôi phục hiệp định đầu tư đình trệ với Trung Quốc
(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) "không có ý định" khôi phục Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) đã bị đình trệ với Trung Quốc, theo tuyên bố của một quan chức ngoại giao cấp cao của EU. Thay vào đó, EU muốn tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại song phương.
Sàn Coinbase đối mặt thiệt hại 400 triệu USD vì rò rỉ dữ liệu
(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được cho là đang đối mặt với vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại từ 180-400 triệu USD.
Trung Quốc trên đà vượt Mỹ thành cường quốc điện hạt nhân số 1 thế giới
(VNF) - Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng 10 lò phản ứng hạt nhân mới với tổng vốn đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 27,7 tỷ USD), đánh dấu bước tiến lớn trên hành trình vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có năng lực sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Trung Quốc tăng tốc sản xuất hydro, dẫn đầu toàn cầu về năng lượng sạch
(VNF) - Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA), nước này là quốc gia sản xuất và tiêu thụ năng lượng hydro lớn nhất thế giới trong năm 2024, với các khoản đầu tư đa dạng thể hiện tính năng động của ngành và thúc đẩy quốc gia này tiến gần hơn tới các giải pháp năng lượng bền vững.
TT Trump ‘tuýt còi’, ngăn Apple mở rộng sản xuất ở Ấn Độ
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích kế hoạch của CEO Apple Tim Cook về việc mở rộng sản xuất iPhone tại Ấn Độ, cho rằng việc xây dựng nhà máy ở quốc gia Nam Á này không phục vụ lợi ích của nước Mỹ.
Thị trường ô tô Việt Nam bứt tốc quý I/2025: Tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
(VNF) - Doanh số ô tô của Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2025 đã tăng mạnh 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong các thị trường ô tô ở Đông Nam Á.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang chứng kiến ‘khoảnh khắc DeepSeek’
(VNF) - Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư sau một loạt tín hiệu cho thấy năng lực công nghệ quân sự đang vươn lên mạnh mẽ, tương tự cách DeepSeek từng làm rung chuyển lĩnh vực AI hồi đầu năm.
Thị phần tuột dốc không phanh: Ô tô phương Tây sắp bị xóa sổ tại Trung Quốc?
(VNF) - Từ vị thế thống trị, các hãng xe phương Tây đang chứng kiến thị phần tại Trung Quốc "lao dốc không phanh" khi người tiêu dùng ồ ạt chuyển sang xe điện nội địa giá rẻ, tích hợp công nghệ cao. Trước làn sóng cạnh tranh khốc liệt và sự vươn lên của các thương hiệu Trung Quốc, viễn cảnh “bị xóa sổ” khỏi thị trường tỷ dân đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
'Quảng Ninh sẵn sàng xây khu công nghiệp dành riêng cho Hàn Quốc'
(VNF) - Phát biểu tại hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc", Phó chủ tịch UBND Quảng Ninh cho biết tỉnh sẵn sàng tạo những điều kiện tốt nhất và có thể bố trí riêng một khu công nghiệp cho doanh nghiệp Hàn Quốc để thu hút đầu tư.
Pháp: ‘Đã đến lúc bóp nghẹt nền kinh tế Nga’
(VNF) - Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot ngày 14/5 cho hay Liên minh châu Âu (EU) phải tập trung vào gói trừng phạt mới để bóp nghẹt nền kinh tế Nga và buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
'Hàn Quốc muốn hợp tác sâu rộng hơn với Việt Nam trong chuyển đổi số, kinh tế xanh'
(VNF) - Tại hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc 2025, Đại sứ Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam về cải cách thể chế và tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân. Đại sứ hy vọng 2 nước sẽ hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...
Từ Microsoft tới Nissan: Cuộc 'đại thanh lọc nhân sự' lan rộng toàn cầu
(VNF) - Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, gần 60.000 việc làm tại các tập đoàn hàng đầu thế giới đã “bốc hơi” trong làn sóng sa thải quy mô lớn, đặc biệt trong ngành công nghệ và công nghiệp sản xuất. Tình trạng cắt giảm nhân sự không còn là hiện tượng đơn lẻ mà đang trở thành xu thế đáng lo ngại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động mạnh.
TT Trump thúc đẩy thỏa thuận lịch sử: Qatar Airways đặt mua 160 máy bay Boeing
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến công du vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua máy bay lớn nhất trong lịch sử của Boeing, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ thương mại Mỹ – Qatar cũng như nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của Washington.
Ấn Độ bác tuyên bố của TT Trump về thỏa thuận ngừng bắn với Pakistan
(VNF) - Chính phủ Ấn Độ chính thức bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan tới vai trò trung gian của Washington trong việc thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan, cũng như việc liên kết thỏa thuận này với các nhượng bộ thương mại.
Mỹ vừa giáng đòn 'chí mạng' lên Huawei
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, cảnh báo các công ty trên toàn thế giới rằng việc sử dụng chip trí tuệ nhân tạo (AI) do Huawei sản xuất có thể dẫn đến các hình phạt hình sự vì vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Robot chó: Giải pháp công nghệ giá rẻ bùng nổ tại Singapore
(VNF) - Với mức giá hợp lý và tính năng hiệu quả, những chú chó robot ngày càng được sử dụng phổ biến ở Singapore cho nhiều mục đích khác nhau.
Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử, giá Bitcoin bật tăng
(VNF) - Chính phủ Dubai mới đây ban hành quyết định chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử thông qua hợp tác với Crypto.com. Thỏa thuận này đánh dấu bước đi chiến lược trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại Dubai, một trong những thành phố tiên phong trong việc triển khai công nghệ blockchain.
Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh
(VNF) - Trung Quốc chỉ trích thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ có thể được sử dụng để loại bỏ các sản phẩm Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của Anh, làm phức tạp thêm nỗ lực của London nhằm củng cố lại quan hệ với Bắc Kinh.
TT Trump nhận được cam kết đầu tư ‘khủng’ 600 tỷ USD từ Arab Saudi
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được cam kết đầu tư trị giá 600 tỷ USD từ Arab Saudi sau khi cường quốc dầu mỏ này trải thảm tím tiếp đón ông tại Riyadh, khởi đầu chuyến công du các quốc gia vùng Vịnh.
Tom Cruise và thương vụ đầu tư dài hạn mang tên ‘Mission: Impossible’
(VNF) - Tom Cruise một lần nữa khiến thảm đỏ Croisette bùng nổ khi xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes năm nay với buổi ra mắt phần phim mới nhất trong loạt bom tấn hành động Mission: Impossible mang tên Final Reckoning.
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.