Doanh nghiệp bối rối với yêu cầu 'báo cáo lợi nhuận liên quốc gia'

Hồ Mai - 18/05/2017 16:36 (GMT+7)

(VNF) - Nghị định 20 của Việt Nam yêu cầu khác biệt so với thế giới. Các nước khác, tập đoàn mẹ sẽ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, công bố cho cơ quan thuế của nước sở tại, còn Việt Nam thì "vui lòng copy báo cáo đó nộp cho cơ quan thuế tại Việt Nam khi yêu cầu".

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Đây được cho là dấu mốc quan trọng trong hệ thống quy định pháp luật về giá giao dịch liên kết, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế về gia tăng tính minh bạch và nỗ lực chống tránh thuế. Nghị định 20 được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 24/2/2017, có hiệu lực từ ngày 1/5/2017.

Theo chia sẻ của ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam tại Hội thảo chia sẻ báo báo "Công bằng thuế nhìn từ hoạt động của các tập đoàn đá quốc gia, ngân hàng đa quốc gia" do Oxfam tổ chức ngày 18/5: "Các khách hàng của chúng tôi báo gồm các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu thì trong đó, các doanh nghiệp Nhật có xu thế minh bạch hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 20 được ban hành tháng 2/2017, có hiệu lực từ 1/5/2017, thị trường đang náo loạn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới".

Theo ông Long, các doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Việt Nam mặc dù không có ý định trốn thuế hay chuyển giá nhưng các công ty này cũng đang băn khoăn vì các qui định mới của Nghị định 20.

Qui định của Nghị định 20 nhắm các tập đoàn đa quốc gia, có lợi nhuận toàn cầu, và đặc biệt lợi nhuận tại các thiên đường thuế với mức thuế suất cực thấp, hay bằng không.

Nghị định 20 yêu cầu các công ty có hoạt động liên kết tại Việt Nam (có qui định về qui mô, doanh thu, lợi nhuận) sẽ phải lập và đệ trình 3 báo cáo bao gồm Báo cáo quốc gia (Local file); Báo cáo thông tin tập đoàn (Master file) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao (Country by Country report).

Cụ thể, Nghị định 20 qui định các doanh nghiệp phải nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CBCR) trong hai trường hợp.

Thứ nhất, người nộp thuế là Công ty mẹ tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên.

Trường hợp thứ hai là người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp Công ty mẹ tối cao phải nộp báo cáo này cho nước sở tại. Trong trường hợp không nộp được, phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý rõ ràng.

Ông Long cho hay, doanh nghiệp đang rất sợ với 3 báo cáo này, đặc biệt với Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao (Country by Country report).

Theo ông Long, Việt Nam yêu cầu khác biệt so với thế giới. "Các nước khác, tập đoàn sẽ lập Báo cáo Country by Country report, xong để đó, công bố cho cơ quan thuế của nước sở tại của tập đoàn thôi nhưng tại Việt Nam thì "vui lòng copy báo cáo đó nộp cho cơ quan thuế tại Việt Nam khi yêu cầu".

Hơn nữa, thời hạn lập là thời hạn theo quyết toán thuế năm, tức là 31/3 hàng năm. Thời hạn này sẽ là gánh nặng cực lớn cho kế toán trưởng cũng như các giám đốc tài chính.

Tuy nhiên, theo ông Long, các doanh nghiệp Việt thường hay "lách luật", thời hạn đệ trình báo cáo là 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế yêu cầu bằng văn bản. Như vậy, doanh nghiệp có thể ít nhất kéo dài thêm 1 tháng, chưa tính có thể gia hạn thêm 15 ngày nữa.

Lưu ý là có một số trường hợp ngoại lệ không phải lập 3 báo cáo này. Tập đoàn Việt Nam có các công ty con không hoạt động tại các vùng lãnh thổ có chênh lệch về thuế suất thì không phải lập.

Tuy nhiên, theo tổ chức Oxfam, Nghị định 20 lại không yêu cầu công khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Báo cáo này chỉ nộp cho các cơ quan thuế nhằm cung cấp thông tin tổng quan về toàn bộ công ty đa quốc gia, là công cụ đánh giá rủi ro cho cơ quan thuế, giúp xác định những hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Bản thân báo cáo không phải là cơ sở để xác định mức thuế đóng.

Theo phân tích của Oxfam, nếu báo cáo lợi nhuận xuyên quốc gia được công khai (như Chỉ thị số 4 của EU) sẽ cho phép công chúng và nhà đầu tư đánh giá hành vi thuế của công ty, hạn chế hành vi gian lận thuế, giám sát hoạt động chuyển lợi nhuận, cung cấp thông tin về ưu đãi thuế và đảm bảo trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

Oxfam dẫn ví dụ về Ngân hàng Rabobank đã đóng cửa hoạt động ở Curacao - quốc đảo nằm vào phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela - sau khi có những công bố phân tích của các tổ chức về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của ngân hàng này và đã được công chúng hoan nghênh.

Công bố danh sách 15 thiên đường thuế, Oxfam đánh giá mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) đang bị thất thu 100 tỷ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngày đầu ngân hàng bán vàng: Hết hàng sau 15 phút, khách mua 'thất vọng'

Ngày đầu ngân hàng bán vàng: Hết hàng sau 15 phút, khách mua 'thất vọng'

(VNF) - Chỉ sau ít giờ mở bán, nhiều chi nhánh ngân hàng đã bán được cả trăm lượng vàng. Nhiều người đến xếp hàng mua phải quay về vì không mua được vàng. Trong khi đó, nhiều nhà vàng cũng thông báo hết vàng.

Chất vấn Tổng Kiểm toán về DN được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm

Chất vấn Tổng Kiểm toán về DN được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm

(VNF) - Lĩnh vực kiểm toán là một trong bốn nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Thành viên 'đội lái' PSH bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu

Thành viên 'đội lái' PSH bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu

(VNF) - Ông Trần Minh Hoàng, người vừa bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu thực hiện ngày 30/5, là một thành viên ‘đội lái’ cổ phiếu PSH.

Người mua đông nghẹt, ngân hàng hết vàng sau ít phút mở bán

Người mua đông nghẹt, ngân hàng hết vàng sau ít phút mở bán

(VNF) - 14h30' chiều nay (3/6), 4 ngân hàng thương mại Nhà nước mở bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân. Đông nghịt khách hàng đến các điểm bán vàng để xếp hàng lấy số, chờ đến lượt.

Metro số 1 TP.HCM: Nhà thầu Hitachi kiện chủ đầu tư, đòi bồi thường 4.000 tỷ

Metro số 1 TP.HCM: Nhà thầu Hitachi kiện chủ đầu tư, đòi bồi thường 4.000 tỷ

(VNF) - Nhà thầu này đã khởi kiện Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM (MAUR, chủ đầu tư) tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu gia hạn thời gian và đòi bồi thường.

Tiền vào cuồn cuộn, ‘cổ phiếu vua’ thức giấc: Lại kỳ vọng VN-Index vượt đỉnh

Tiền vào cuồn cuộn, ‘cổ phiếu vua’ thức giấc: Lại kỳ vọng VN-Index vượt đỉnh

(VNF) - VN-Index ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/5, một lần nửa mở ra kỳ vọng vượt đỉnh cả năm.

Ngân hàng bán vàng dưới 80 triệu, hãng vàng vội giảm xuống mức khó tin

Ngân hàng bán vàng dưới 80 triệu, hãng vàng vội giảm xuống mức khó tin

(VNF) - Ngay sau khi các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu bán vàng SJC, nhiều nhà vàng không nằm trong danh sách bán vàng bình ổn cũng đột ngột giảm giá.

Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ giảm sâu

Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ giảm sâu

(VNF) - Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng sau giai đoạn tăng mạnh vào giữa tháng 5 hiện đang có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay qua đêm đã giảm về mức thấp nhất trong 7 tuần lại đây trong bối cảnh áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 5: Sự trở lại của nhóm APEC

Cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 5: Sự trở lại của nhóm APEC

(VNF) - Tâm điểm thị trường chứng khoán tháng 5 thuộc về nhóm cổ phiếu ‘họ’ Apec với mức tăng vượt trội cùng thanh khoản đột biến.

Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử

Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử

(VNF) - Theo số liệu từ Viện bầu cử (INE) của Mexico, bà Claudia Sheinbaum, cựu thị trưởng Thành phố Mexico, người được các đối thủ chính trị mệnh danh là “quý bà băng giá”, đã giành được đủ phiếu bầu để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia Mỹ Latinh này.

Cận cảnh Summit Building: Chậm bàn giao gần 3 năm vẫn rao bán rầm rộ

Cận cảnh Summit Building: Chậm bàn giao gần 3 năm vẫn rao bán rầm rộ

(VNF) - Dự án Summit Building có vị trí “vàng” trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội và hiện đang được sàn bất động sản Tân Long rao bán ở mức 60-65 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, dự án đã rất nhiều lần lỡ hẹn bàn giao cho khách hàng. Mới đây, dự án còn được cho là chưa đủ điều kiện nhưng đã “bàn giao” mặt bằng tạm thời cho chủ nhà