Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy 'đường cong nụ cười'

Trọng Đạt - 30/03/2023 07:45 (GMT+7)

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam thường gắn với sản xuất, lắp ráp, trong khi những khâu quan trọng, tạo giá trị như R&D, thiết kế, logistic... lại nằm trong tay doanh nghiệp ngoại.

VNF
Chính phủ và các bộ ngành đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp ngành sản xuất phần cứng điện tử Việt Nam phát triển.

Những năm gần đây, tốc độ phát triển của lĩnh vực CNTT và truyền thông mỗi năm tăng từ 6-9% và thường vượt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Cụ thể, năm 2022 doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt 148 tỷ USD. Trong đó, phần mềm chiếm khoảng 6 tỷ USD, phần cứng điện tử là 135 tỷ USD chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. 

Tuy vậy, tại hội thảo “Chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư linh kiện và sản phẩm CNTT và phổ biến thông tư 25/2022/TT-BTTTT” tổ chức sáng 29/3, ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT (Bộ TT&TT) thẳng thắn nhìn nhận rằng, kết quả nêu trên có đóng góp phần lớn từ khối ngoại. Về mảng phần cứng, có đến 99% thiết bị điện tử viễn thông tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ nước ngoài.

“Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ. Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, Chính phủ và Bộ TT&TT đã triển khai chiến lược Make in Việt Nam với trọng tâm là thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Hải Phong - nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương (Bộ Công Thương) cho hay, các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam đang được định vị ở cuối đồ thị nụ cười. 

Các doanh nghiệp của chúng ta thường gắn với những khâu có giá trị gia tăng thấp như sản xuất, lắp ráp. Trong khi đó, các khâu quan trọng của chuỗi sản xuất như R&D, xây dựng thương hiệu, thiết kế, logistic, tiếp thị, bán hàng... đều nằm trong tay doanh nghiệp ngoại. 

Đồ thị "đường cong nụ cười" thường được dùng để nói về vai trò các thành phần trong chuỗi cung ứng. 

“Các công ty Hàn Quốc thường có nhà cung ứng lớp 1 là doanh nghiệp Hàn Quốc. Cũng có một số nhà sản xuất Việt Nam trở thành đơn vị cung ứng lớp 1 nhưng số lượng rất ít, với các sản phẩm đơn giản. Các công ty Việt Nam chủ yếu tham gia vào lớp thứ 2 hoặc thứ 3 của chuỗi cung ứng này”, ông Phạm Hải Phong chia sẻ.

Theo chuyên gia của Bộ Công Thương, ở lĩnh vực điện, điện tử, những nhà sản xuất FDI chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng cho ngành. Các công ty Việt Nam vừa nhỏ, số lượng ít và năng lực cung ứng cũng không mạnh. Một số linh kiện điện tử mà Việt Nam có tiềm năng sản xuất là bộ dẫn điện, bảng mạch điện tử và các sản phẩm điện tử tiêu dùng như thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe...

Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương - ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù là thâm dụng lao động lớn. Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Nguyên nhân do chúng ta chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Theo bà Hương, các doanh nghiệp điện tử nội địa đang gặp thách thức lớn về việc đảm bảo đủ năng lực về công nghệ, nhân lực và quản trị sản xuất. 

Thách thức thứ hai đến từ những áp lực phải đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng (các công ty đa quốc gia). Bên cạnh đó là việc phải chịu sự đánh giá và kiểm soát của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất hàng ngày. 

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp nội. 

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam mong muốn các cơ quan Chính phủ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, kết nối thương mại.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm. 

Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện.

Xem thêm >> Quý I/2023: Mỗi tháng có hơn 20.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

(VNF) - Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.